Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Tư vấn thiết kế nhà cấp 4 có gác lửng chi phí 200 triệu đồng

 Những mẫu nhà cấp 4 diện tích khoảng 100m2 ngày càng được ưa chuộng. Nếu biết cách bố trí không gian và khéo léo trang trí, bạn sẽ có không gian sống vô cùng duyên dáng thiết kế nhà.


Yêu cầu:

Tôi có mảnh đất khoảng 1.000m2 ở quê. Nay tôi muốn xây một ngôi nhà cấp 4 có tầng lửng để làm nơi bố mẹ dưỡng già. Tôi muốn xây nhà kiểu hiện đại, rộng 100m2, có cửa kính nhìn ra ao cá, vườn cây, gồm phòng khách, 2 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, khu ăn uống, bếp và phòng thờ cúng.

Dưới đây là mẫu nhà cấp 4 rộng 100m2 có kiểu dáng đơn giản, hiện đại và chi phí ở mức trung bình. Với diện tích đất ở quê rộng rãi, thiết kế này sẽ càng phù hợp hơn sửa chữa nhà chung cư.

Từ cửa nhà bước vào là phòng khách nổi bật với bộ sofa màu sắc đơn giản nhưng sang trọng. Các đồ nội thất được bố trí gọn gàng, không chiếm nhiều diện tích nên tạo được chiều sâu cho không gian.

Đi sâu vào bên trong là bếp và phòng ăn với thiết kế mở, tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Khu chức năng này khá hiện đại với bếp âm cùng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ nhu cầu nấu nướng. Tầng trệt còn có một garage ô tô, khu thờ cúng. Phía cuối nhà là khu vệ sinh và sân phơi.

Theo Helino

Xem thêm: Cải tạo căn hộ chung cư cũ

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Tư vấn xây nhà lô phố trên mảnh đất méo, thóp hậu

 Mảnh đất xây nhà có diện tích khoảng 110m2 khá rộng rãi nhưng hình dạng méo mó, thóp hậu khiến chủ nhà rất khó tổ chức mặt bằng hợp lý. Sau khi kiểm tra hiện trạng khu đất, KTS đề xuất xây nhà lô phố lùi về phía sau và dành phần méo phía trước làm sân đỗ xe sửa chung cư trọn gói.


Địa điểm xây dựng ở Ngọc Hồi, Thanh Trì (Hà Nội). Theo đánh giá của KTS Nguyễn Quang Đạt (Công ty tư vấn thiết kế - thi công kiến trúc nội thất CentiHome), mảnh đất rộng 110m2 khá sâu và kém vuông vắn nhưng nếu tinh ý thì vẫn có thể biến nhược điểm thành ưu điểm riêng. 

Giải pháp được KTS đưa ra là xây nhà trên phần đất vuông 5,5x15m, biến phần méo phía trước làm sân đỗ xe, phần đất thừa phía sau được tận dụng làm cửa ngách ra để thông gió, vừa là nơi giấu giàn nóng điều hòa nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho mặt tiền nhà. Nhờ vậy, mảnh đất méo xẹo lại hóa thành khu đất đẹp, đáp ứng vừa vặn công năng mà gia chủ mong muốn.

Ngoài ra, KTS cũng bố trí thêm giếng trời trung tâm để đón sáng và thúc đẩy lưu thông không khí, giúp ngôi nhà luôn thoáng mở ở bất kể thời điểm nào trong ngày.

Thiết kế mặt tiền mang phong cách hiện đại, sang trọng. Vật liệu gạch thông gió có tác dụng cản bớt ánh nắng từ hướng Đông vào buổi sáng mà vẫn cho phép quá trình thông gió diễn ra thuận lợi. Phía sau lớp tường gạch thông gió là cửa kính với nhiệm vụ chắn mưa và duy trì nhiệt độ trong nhà luôn ổn định cải tạo nhà chung cư.

Không gian nội thất ở tầng 1 được tổ chức theo bố cục mở với khu vực tiếp khách, ăn uống và nấu nướng liên thông nhau. Giếng trời giữa nhà có nhiệm vụ đón sáng, đón gió, đồng thời tạo sự phân tách ước lệ giữa khu vực tiếp khách với những không gian còn lại.

Thiết kế phòng khách đơn giản, không sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí cho phù hợp với lối sống hiện đại.

Nội thất gỗ tối màu mang tới cảm giác ấm cúng, sang trọng và thân thiện cho ngôi nhà.

Khoảng giếng trời - cây xanh là mắt xích liên kết các khu vực chức năng khác nhau trong nhà, đồng thời tăng cường đối lưu không khí và cho phép ánh sáng dễ dàng đi vào trong nhà lô phố. 

Khu nấu nướng được bố trí ở cuối nhà, có cửa ngách mở ra sân sau để đẩy hơi nóng và mùi dầu mỡ, thức ăn ra ngoài, đồng thời giúp quá trình thông gió diễn ra thuận lợi hơn.

Phòng ngủ có diện tích vừa phải nhưng thoáng đãng, ngập tràn ánh sáng.

Góc làm việc được bố trí cạnh cửa sổ nhìn ra giếng trời nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày cải tạo căn hộ chung cư cũ.

KTS. Nguyễn Quang Đạt

Đưa mảng xanh thiên nhiên vào không gian nhà ống

 Cây xanh không làm đẹp cho ngôi nhà mà còn giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi và điều hòa không khí. Với những căn nhà ống sở hữu diện tích khiêm tốn, trước khi đưa cây xanh vào nhà, gia chủ cần hiểu rõ đặc điểm của từng không gian và từ đó lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp sửa chung cư trọn gói.

Theo chia sẻ của kiến trúc sư Nguyễn Đăng Tưởng, với những căn nhà ống ở trong đô thị hay các thành phố lớn mà gia chủ muốn có mảng xanh thiên nhiên trong không gian sống của mình thì cần lưu ý 3 điểm sau trước khi lựa chọn loài cây nào đó để đưa vào công trình:

Lựa chọn được đúng loại cây để đưa vào công trình: đúng sở thích, đúng công năng và phù hợp với không gian (trong hay ngoài nhà, rộng hay hẹp, cao hay thấp).

Cụ thể, với dự án cải tạo nhà LTTD House ở Bắc Ninh, ngoài hệ cây bụi (cây thấp tầng), kiến trúc sư sử dụng khá nhiều loại cây cao như cây lộc vừng ở ban công tầng 2. Dù không quá cao (chiều cao khoảng 3m) nhưng cây lộc vừng có tán lớn, lá rộng, che chắn tốt, giúp phòng ngủ trên tầng 2 không bị nắng chiếu trực tiếp.

Không gian sống bên trong LTTD House có sự đan xen giữa nhiều loài cây cao, thấp khác nhau không chỉ đáp ứng nhu cầu về công năng, thẩm mỹ mà còn giúp kết nối con người với thiên nhiên.

Với khu vực ở tầng 3, tầm nhìn ở đây không chỉ dừng lại ở phòng thờ và khu vực sảnh tầng mà còn bao phủ lên cả trên tầng mái nên kiến trúc sư lựa chọn cây lá kim (lá nhỏ) có chiều cao khoảng 5m. Tán của cây bao phủ lên cả tầng mái giúp cải thiện cảnh quan trên tầng này. Nhờ vậy, người sử dụng ở cả tầng 3 và tầng mái đều có cảm nhận được màu xanh cây lá cải tạo căn hộ chung cư cũ.

Cây xanh vươn cao từ tầng 3 lên tầng mái cho phép mọi người cảm nhận màu xanh cây lá dù ở bất cứ đâu.

Ở trên tầng mái, kiến trúc sư lựa chọn cây bụi thấp để đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho người sử dụng ở trên đó mà không làm ảnh hưởng tới tầm quan sát, tầm nhìn ra xung quanh.

Kiến trúc sư Nguyễn Đăng Tưởng cho rằng, kiến trúc xanh không nhất thiết phải sử dụng nhiều cây xanh mà hiểu đơn giản là kiến trúc thân thiện với môi trường, cũng có thể hiểu đó là kiến trúc bền vững. Ở dự án xanh, vật liệu sử dụng phải thân thiện với môi trường và nhà thiết kế cần tìm cách làm giảm tối đa nhu cầu sử dụng năng lượng trong suốt vòng đời của dự án, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực lên môi trường cải tạo nhà chung cư.

Minh Châu

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Nên làm tủ bếp bằng gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp?

 Tủ bếp là nội thất không thể thiếu trong bất cứ ngôi nhà nào, tuy nhiên không phải gia chủ nào cũng hiểu đầy đủ về chất liệu tủ bếp mình đang dùng thiết kế homestay uy tín.


Hiện có 2 xu hướng lựa chọn chất liệu tủ bếp là dùng gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, hãy cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng chất liệu.

Trước đây, gỗ tự nhiên vẫn được coi là lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, giường, tủ quần áo, tủ bếp…

Ưu điểm dễ thấy của gỗ tự nhiên là: Chắc chắn, vân gỗ đẹp, đem lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất. Trong giai đoạn công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp còn hạn chế thì gỗ tự nhiên trội hơn hẳn về độ bền. Tuy nhiên, nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm đẩy giá thành lên cao. Hơn nữa, nhiều người có xu hướng không sử dụng gỗ tự nhiên để hạn chế phá rừng, bảo vệ môi trường.

Việc sử dụng gỗ tự nhiên làm tủ bếp còn gặp phải vấn đề sản phẩm dễ bị mối mọt, di chuyển khó khăn, kiểu dáng không hiện đại, không nhiều lựa chọn về màu sắc, chi phí đầu tư cao. Vì những nhược điểm trên mà nhiều người chuyển sang lựa chọn chất liệu gỗ công nghiệp cho tủ bếp.

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Xét về cơ bản, gỗ công nghiệp gồm 2 phần là chất liệu lõi và chất liệu phủ bề mặt.

Chất liệu lõi gồm vụn gỗ được trộn keo và hóa chất, sử dụng công nghệ ép để tạo ra tấm ván gỗ chắc chắn. Chất liệu lõi gỗ công nghiệp nếu được sản xuất đúng tiêu chuẩn có khả năng chống mối mọt, chống ẩm, hạn chế cong vênh do tác động thời tiết. Có 5 loại chất liệu lõi phổ biến hiện nay cải tạo căn hộ chung cư cũ:

Chính sự đa dạng về chất liệu phủ bề mặt nên gỗ công nghiệp có mẫu mã phong phú, từ màu trơn, vân gỗ, bề mặt bóng, bóng mờ hoặc sần, giả bê tông… Đây là yếu quan trọng khiến gỗ công nghiệp được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Tuy nhiên, để đảm bảo tủ bếp bền đẹp lâu dài, khi lựa gỗ công nghiệp bạn cần lưu ý 5 điểm sau:

Lớp bề mặt Laminate có khả năng chống trầy xước tốt hơn Melamine, vì vậy giá thành cũng cao hơn. Có thể sử dụng gỗ ốp Laminate ở mặt cánh tủ bếp dưới, còn các vị trí khác có thể sử dụng Melamine để tiết kiệm chi phí.

Về mặt Acrylic bóng đẹp, rất bắt mắt, tuy nhiên cũng dễ bị lộ vết xước. Vì vậy không nên sử dụng ốp Acrylic ở các vị trí thường bị va đập.
Chọn các nhà cung cấp gỗ công nghiệp uy tín để đảm bảo lõi đã qua phối trộn thành phần chống ẩm theo tiêu chuẩn. Tại Việt Nam, lõi gỗ chống ẩm thường có màu xanh.

Formaldehyde là một chất keo dùng để liên kết bột gỗ trong lõi gỗ công nghiệp. Tại các nước Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… những sản phẩm nội thất không đáp ứng tiêu chuẩn E1 (nồng độ formaldehyde dưới 0.005 %) hoàn toàn bị cấm.

Tại Việt Nam, do quy định thiếu chặt chẽ, nên nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cung cấp ra thị trường loại gỗ có hàm lượng formaldehyde vượt gấp hàng chục thậm chí tới hàng trăm lần mức cho phép. Đây là mối đe dọa trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe con người, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da, mắt và hệ thống hô hấp. Người dùng nên chọn những đơn vị sản xuất sử dụng ván của các nhà cung cấp uy tín và công khai rõ ràng nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình thiết kế nhà hàng.

Ngoài phần cốt gỗ và lớp bề mặt, còn một yếu tố quan trọng để tạo nên độ bền của tủ bếp là công nghệ dán cạnh. Đây là bước cuối cùng quan trọng nhất để bảo vệ cốt gỗ. Công nghệ dán cạnh càng tốt, đường dán cạnh tỉ mỉ thì độ bền và tuổi thọ của đồ nội thất nhà bạn càng cao.

Trên đây là những ưu – nhược điểm của từng chất liệu tủ bếp. Hãy căn cứ vào điều kiện ngân sách, nhu cầu công năng sử dụng để lựa chọn chất liệu phù hợp.

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Giải pháp cách âm, chống ồn hiệu quả cho ngôi nhà

 Tiếng ồn khiến các thành viên trong gia đình trằn trọc khó ngủ, dễ rơi vào trạng thái bực bội, căng thẳng. Để cách âm, chống ồn cho ngôi nhà, trước hết chúng ta cần nắm rõ phương thức lan truyền tiếng ồn và các vật liệu, phương pháp hỗ trợ giúp tìm lại những giây phút yên tĩnh sửa chữa nhà chung cư.


Có một thực tế là trào lưu xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ, thiết kế mở cùng sự phổ biến của vô số máy móc, thiết bị giải trí khiến những ngôi nhà hiện nay ngày càng trở nên ồn ào hơn bao giờ hết, ngoại trừ một số ngôi nhà được trang bị các giải pháp cách âm tiên tiến.

Tệ hơn nữa là khi chúng ta phải chung sống với những người hàng xóm ồn ào. Làm thế nào để cách âm căn nhà khỏi tiếng ồn bên ngoài hay từ những người hàng xóm "không biết điều"? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về tính năng động của âm thanh, từ đó tìm ra biện pháp kiểm soát nó hiệu quả.

Về cơ bản, âm thanh đến từ năng lượng được tạo ra khi một vật thể rung động, tạo ra sóng âm trong không khí xung quanh chính vật thể đó. Tai chúng ta nghe thấy âm thanh là nhờ màng nhĩ cảm nhận được những rung động này và gửi thông tin đến não bộ.

Các nguồn âm thanh khác nhau có bước sóng, tần số âm trầm, âm trung và âm cao khác nhau tạo nên dấu hiệu riêng biệt để nhận biết âm thanh.

Âm trầm (có bước sóng dài) và âm cao (có bước sóng ngắn) bị ảnh hưởng khác nhau bởi các vật liệu mà chúng tiếp xúc. Chẳng hạn, các bề mặt cứng hơn có xu hướng phản xạ lại tần số âm cao và âm trung, trong khi các bề mặt mềm lại có xu hướng hấp thụ chúng. Đó là lý do vì sao nhiều vật liệu cách âm phổ biến hiện nay lại kết hợp các loại xốp với nhau để đạt được mức độ giảm âm tối đa trên quang phổ của bước sóng âm thanh cải tạo căn hộ chung cư cũ.

Tần số âm trầm khó kiểm soát hơn vì chúng không được hấp thụ hiệu quả bằng vật liệu mềm. Hơn nữa, các bề mặt phẳng lớn như tường, sàn có xu hướng cộng hưởng âm trầm và lan truyền các âm thanh này một cách hiệu quả.

Tính đồng nhất của bề mặt cũng quyết định đến khả năng truyền âm. Bề mặt phẳng có xu hướng phản xạ lại sóng âm thanh, đôi khi tạo nên hiệu ứng vang vọng âm kéo dài, nhất là khi các bề mặt (hay bức tường) song song và đối diện nhau. Bề mặt càng ít đồng nhất, âm thanh càng ít bị phản xạ lại. Bên cạnh đó, nếu hai bức tường không song song với nhau, âm thanh càng ít có khả năng phản xạ qua lại. Đây là lý do tại sao mút trứng gà và mút xốp gợn sóng lại trở thành lựa chọn phổ biến để cách âm trong phòng ngủ hay phòng hát karaoke.

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có tần số, cường độ khác nhau, sắp xếp không theo trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe. Hiểu đơn giản hơn, tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn, phát ra không đúng nơi, đúng lúc, gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc, nghỉ ngơi của con người.

người đàn ông cau có, khó chịu vì tiếng ồn khi đang nằm ngủ cạnh vợ
Tiếng ồn phát ra không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi của con người.

Như vậy, tiếng ồn là một khái niệm mang tính tương đối và phụ thuộc vào từng đối tượng. Trong nhà, hầu hết mọi người coi tiếng ồn là những âm thanh khác với âm thanh họ tạo ra. Ví dụ, nếu bạn đang nghe điện thoại thì tiếng tivi trong phòng chính là tiếng ồn. Tuy nhiên, ngược lại, nếu bạn đang xem tivi thì một cuộc trò chuyện điện thoại ở phòng kế bên lại cũng được coi là tiếng ồn.

Thật không may, các bức tường và trần nhà thông thường chỉ có hiệu quả trong việc chặn tiếng ồn ở mức độ nhất định bởi chúng được xây dựng giống như những chiếc trống. Chúng có màng (thường là vách thạch cao) ở hai bề mặt bên ngoài của khung cấu trúc, bên trong được lấp đầy không khí. Sóng âm đập vào một bề mặt và truyền qua không khí hay hệ thống khung tới bề mặt khác nơi chúng phát sóng dưới dạng tiếng ồn có thể nghe thấy. Trường hợp bề mặt tường rất mỏng hoặc không có bề mặt nào như tại vị trí cửa ra vào hay cửa sổ để mở, tiếng ồn có thể tự do đi qua.

Do vậy để cách âm, chống ồn, cần cắt giảm nguồn gây ra tiếng ồn, ngăn chặn âm thanh lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Hoặc sử dụng các bề mặt hấp thụ các rung động và cấu trúc âm thanh nhằm giảm thiểu việc truyền âm cải tạo nhà chung cư.

Tương tự như cách âm trong các phòng karaoke, biện pháp cách âm tốt nhất là sử dụng vật liệu dày (trên 20cm) bằng gỗ đặc, gạch, thạch cao… Bên cạnh đó, một giải pháp nhỏ nhưng mang lại hiệu quả tốt là làm bề mặt gồ ghề, có thể tạo hình bằng vôi vữa hoặc lót lớp nhung, gắn các vật thể lên tường…

Nếu nhà đang trong quá trình thiết kế, thi công, chủ nhà có thể lựa chọn gạch rỗng để xây tường bởi loại gạch này cách âm tốt hơn so với gạch đặc.

Tường bao ốp ván, bên trong ốp lớp xốp hoặc tấm thạch cao dày vừa có tác dụng chống ồn lại cách nhiệt hiệu quả. Đối với những bức tường ở phía có nguồn tiếng ồn, nên đặt tủ tường, tủ sách lớ

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Tham khảo 3 mẫu căn hộ nhỏ dưới 50m2 đầy cá tính cho gia đình trẻ

 Do thiếu hụt về diện tích mà những căn hộ nhỏ thường không đáp ứng đủ chức năng cần thiết. Tuy nhiên, nhờ lối thiết kế thông minh mà cả ba mẫu căn hộ có diện tích chưa đầy 50m2 dưới đây vẫn tiện nghi và vô cùng cá tính thiết kế lại chung cư cũ.


Có rất nhiều bí quyết khiến căn hộ nhỏ trở nên rộng rãi hơn. Trước hết, hãy tạo ra những không gian đa chức năng, chẳng hạn như một bức tường vừa để treo TV, vừa để gắn bàn làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng không gian trên cao để lưu trữ thay vì bày bừa mọi thứ ở sàn nhà.

phòng khách trong căn hộ nhỏ với sofa trắng và ghế tựa vàng
Căn hộ nhỏ xinh và thoáng đãng trên đây nằm ở Kyiv, Ukraine. Được thiết kế bởi The Goort, ngôi nhà có diện tích chỉ vỏn vẹn 48m2.
tủ tường lưu trữ màu trắng

Bức tường ở vị trí đối diện sofa văng được tích hợp tủ lưu trữ màu trắng và các hộc tủ đựng sách màu xanh mòng két rất ấn tượng.
màn chiếu thả từ trên trần xuống

Các nhà thiết kế nội thất tối ưu căn hộ nhỏ bằng cách biến mọi không gian trở nên đa nhiệm hơn. Màn chiếu được thả xuống từ trần nhà cho phép chủ nhà thưởng thức những bộ phim hay trò chơi kịch tính. Một khi không dùng đến, màn chiếu sẽ được thu gọn lên phía trên nhằm tiết kiệm diện tích.

Cánh cửa tủ mở ra để lộ góc làm việc tại gia xinh xắn. Gam màu xanh mòng két trở thành phông nền tuyệt hảo tôn lên vẻ đẹp của chiếc ghế tựa màu vàng tươi.

Đi sâu hơn vào bên trong căn hộ nhỏ, bạn sẽ có cơ hội khám phá góc nấu nướng dễ thương. Backsplash ốp tường bếp cùng nệm ghế ngồi tiếp tục “nhắc lại” gam màu xanh mòng két vốn có ở phòng khách.

Trần nhà cao ráo được nhấn mạnh bằng hệ thống đèn chiếu sáng âm trần. Căn phòng như thoáng đãng và đầy màu sắc tươi tắn dù chỉ sử dụng chiếc chăn mỏng màu vàng và nệm ghế xanh mòng két. Điều này như minh chứng cho phương châm sống “càng ít càng nhiều”.

Thật ngạc nhiên khi phòng tắm lại sử dụng gam màu nâu làm điểm nhấn. Cả toilet và tường gạch phía sau đều là màu trắng nhưng kiến trúc sư khéo léo tạo điểm nhấn bằng cách kết hợp màu nâu ấm áp cho phần còn lại của căn phòng. Điều này khiến không gian trở nên thoáng mở hơn, đồng thời tiết chế sự hiện diện của màu vàng và xanh mòng két cải tạo căn hộ chung cư cũ.

Mặt bằng công năng ban đầu của căn hộ khá vuông vắn nhưng không tổ chức tốt luồng lưu thông. Chính vì thế, ngay khi bước chân vào cửa, bạn sẽ bắt gặp ngay một hành lang khép kín. Cả bếp và phòng khách đều tách biệt hoàn toàn với phòng ngủ.

Bằng cách tổ chức lại mặt bằng căn hộ, kiến trúc sư đã tận dụng được tối đa không gian. Giờ đây, sau cánh cửa nhà là phòng khách thoáng mở, tạo cảm giác rộng rãi hơn. Phòng ngủ trở nên riêng tư, kín đáo hơn khi được đẩy lùi về phía góc nhà thay vì ở vị trí trung tâm như ban đầu.

phòng khách gam màu trầm trong căn hộ nhỏ
Căn hộ thứ hai sở hữu vẻ đẹp nam tính và mang đầy tâm trạng hơn so với căn hộ ban đầu. Là một thiết kế của Maxim Nizovkin, căn hộ có diện tích chỉ 45m2.

Đen, xám và trắng là những gam màu chủ đạo trong căn hộ. Nhằm tạo sự tương phản với tông màu tối và thiết kế nam tính, kiến trúc sư treo bức ảnh phụ nữ ở chính giữa tường. Dù mang tới nét nữ tính cho căn phòng nhưng bức họa vẫn trung thành với hai màu đen và trắng chủ đạo.

Bề mặt quầy bar bằng gỗ cùng ghế quầy bar đen cá tính vừa bổ sung thêm chỗ ngồi cho khu vực tiếp khách, vừa có tác dụng mở rộng không gian. Ở đây, chất liệu gỗ trên bề mặt quầy bar tương đồng với bàn làm việc cạnh đó tạo nên cảm giác thống nhất cho toàn bộ ngôi nhà.

Căn hộ sử dụng các đường thẳng và tông màu tối chủ đạo nhưng vẫn có sự hiện diện của những đường cong mềm mại từ đèn chiếu sáng

Sự giới hạn về số lượng điểm nhấn khiến những chi tiết nhỏ trong căn hộ càng phát huy được tác dụng. Những bức tượng trang trí cùng chân nến dù có kiểu dáng đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh lịch.
bề mặt tường kết cấu gợn sóng

Kết cấu bề mặt tường lạ mắt được nhấn mạnh nhờ ánh sáng nhân tạo. Chiếc bình hoa màu trắng cân bằng lại sắc độ tối từ những chiếc chân nến sửa chữa nhà tập thể.

Bàn làm việc tại gia được trang bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để chủ nhà có thể hoàn thành tốt công việc. Nằm tại vị trí đối diện với cửa sổ, không gian này là một trong những vùng đặc biệt quan trọng của căn hộ nhỏ. Khi không sử dụng tới, ghế tựa có thể được di chuyển ra xung quanh, bổ sung thêm chỗ ngồi xem TV.

Góc bếp ngập tràn ánh sáng tự nhiên nhờ ô cửa rộng. Khung cửa màu đen mang lại sự gắn kết kiến trúc thú vị với các điểm nhấn màu đen và hệ tủ màu xám đậm trong căn hộ.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

9 lỗi thiết kế bếp gây nguy hiểm và bất tiện

 Căn bếp là một trong những phòng ấm cúng nhất, có tần suất sử dụng cao nhất trong nhà. Chúng ta dành rất nhiều thời gian ở đây để nấu nướng, ăn uống và chuyện trò. Vì lẽ đó, thiết kế bếp phải thật tiện lợi và đa chức năng cải tạo nhà tập thể.


Có những lỗi thiết kế bếp gây bất tiện, thậm chí là nguy hiểm trong quá trình sử dụng...

Các thiết bị bếp không nên đặt quá thấp nhưng cũng không quá cao. Vị trí đặt thiết bị bếp nên dựa trên chiều cao của người sử dụng bếp. Lý tưởng nhất, các thiết bị nên được đặt ở độ cao ngang eo. Chẳng hạn, sẽ tốt hơn khi đưa lò nướng ra khỏi mặt sàn để bạn không bị bỏng mỗi khi lấy đồ ăn ra khỏi lò.

Hãy lắp đặt kệ, ngăn kéo lên các bức tường chịu lực bởi tường thạch cao không chịu được tải trọng lớn và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Tiêu chí quan trọng nhất khi bố trí bồn rửa là sự thuận tiện và hữu dụng. Nếu bạn thích kiểu bồn tròn thì tất nhiên không nên mua bồn vuông vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi sử dụng. Khu vực bồn rửa nên rộng rãi và được làm từ vật liệu chịu nhiệt. Mặt khác, kích thước bồn rửa cũng rất quan trọng. Theo các chuyên gia, độ sâu bồn lý tưởng nhất là khoảng 18cm.

Điều quan trọng là tận dụng mọi ngóc ngách trong bếp, đặc biệt nếu không gian nấu nướng quá chật chội. Khay xoay có thể dễ dàng thay thế cho các ngăn kéo vô dụng. Cửa xếp tuy đắt đỏ nhưng lại là trợ thủ đắc lực cho gian bếp nhỏ bởi nó cho phép bạn sử dụng toàn bộ không gian bên trong cải tạo căn hộ chung cư cũ.

Ngăn kéo góc luôn là giải pháp tuyệt vời cho phòng bếp. Bạn thậm chí có thể đặt lò nướng hay bồn rửa vào trong đó nhưng đừng quên sử dụng đèn chiếu sáng loại tốt.

Một tấm backsplash bằng kính cường lực trông rất đẹp mắt và hiện đại nên được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên đừng quên rằng bụi bẩn sẽ tích tụ phía sau tấm kính. Thêm vào đó, những loại kính giá rẻ thường dễ trầy xước và nứt vỡ. Kết quả là căn bếp trông càng trở nên tệ hại hơn.

Nếu bạn vẫn muốn sử dụng kính ốp bếp, hãy đo đạc kích thước bếp cẩn thận và đặt nhà sản xuất cắt theo đúng kích thước đó. Không nên sử dụng các tấm kính nhỏ ghép lại với nhau.

Ánh sáng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Những căn bếp sáng thoáng trông thường rộng rãi hơn so với diện tích thực tế. Tuy nhiên, nếu các ngăn kéo có tông màu tối, đừng quên lắp đặt thêm đèn chiếu sáng. Lời khuyên là sử dụng các loại đèn khác nhau: đèn chiếu sáng chung ở trên trần nhà, đèn tác vụ ở ngay phía trên bồn rửa và bếp nấu, đèn trang trí phía trên bàn ăn.

Khi sử dụng tủ bếp có chân đế, bạn sẽ không phải tốn công sức lau chùi phía dưới tủ bếp để loại bỏ bụi bẩn và những món đồ lặt vặt rơi rớt nơi đây. Hơn nữa, căn bếp trông sẽ gọn gàng hơn nhờ tấm đế dày 10cm này.

Vùng đệm là khu vực giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp điện. Khoảng đệm này bắt buộc phải có để người nội trợ có thể dễ dàng lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, làm sạch và sơ chế, sau đó cho lên bếp nấu.

Không nên đặt lò nướng ngay cạnh tủ lạnh để tránh làm giảm tuổi thọ của tủ. Bởi khi lò nướng tỏa nhiệt, tủ lạnh sẽ phải hoạt động hết công suất để duy trì nhiệt độ lạnh bên trong tủ. Để giữ bếp nấu cách xa nguồn nước, đừng bố trí bếp cạnh bồn rửa.

Mặc dù ván sàn laminate cực kỳ phổ biến nhưng đừng sử dụng vật liệu này cho phòng bếp bởi nó sẽ bị cong vênh trong môi trường có độ ẩm cao. Nếu sử dụng gạch men lát sàn bếp, đôi chân sẽ dễ bị lạnh khi bạn đứng bếp, đồng thời bát, đĩa cũng dễ vỡ hơn khi rơi xuống sàn. Theo các chuyên gia, nên sử dụng kết hợp cả gạch men và gỗ gia nhiệt để giải quyết vấn đề này. Lát gạch men ở khu vực gần tủ bếp, trong khi lát ván gỗ gia nhiệt ở khu vực ăn uống cải tạo lại chung cư cũ .


Minh Châu