Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

7 nguyên tắc thiết kế nội thất kinh điển trường tồn theo thời gian

 7 nguyên tắc thiết kế nội thất kinh điển trường tồn theo thời gian


Thiết kế nội thất hiểu nôm na là quá trình định hình các khu vực chức năng bên trong ngôi nhà của bạn. Bằng cách khéo léo ứng dụng những nguyên tắc thiết kế nội thất căn bản khi xử lý không gian sẽ mang đến sự thoải mái và nâng cao trải nghiệm sống cho gia chủ sửa nhà cũ.

Đúng như tên gọi, thiết kế nội thất đề cập đến một loạt quy trình nhằm định hình không gian bên trong một công trình bằng cách điều chỉnh những yếu tố của công trình đó. Khác với trang trí nội thất, thiết kế nội thất tính đến cả những yếu tố về cấu trúc, thiết kế và bài trí. 

Ngoài việc phân khu chức năng trong nhà, bố trí các phương tiện sinh hoạt, người thiết kế phải đảm bảo không gian nội thất có sự hài hòa về ánh sáng, màu sắc, thẩm mỹ kiến trúc và vật dụng trang trí, từ đó tạo ra môi trường sống thuận tiện, thoải mái và thậm chí là mang lại niềm tự hào cho những người sống ở đó. Để ngôi nhà trở thành không gian sống lý tưởng, hài hòa và tiện nghi thì có những nguyên tắc thiết kế nội thất mà cả người thiết kế và chủ nhà cần cân nhắc.

Cân bằng trong không gian đề cập đến cân bằng về mặt thị giác. Cụm từ cân bằng được định nghĩa là sự phân phối trọng lượng đồng đều cho phép người hay vật thể duy trì trạng thái ổn định, vững chãi. Trong thiết kế nội thất, đó là sự đối xứng, cân đối các yếu tố cấu tạo không gian, từ cân bằng trong chiều cao, chiều rộng không gian, bài trí đồ đạc, cấu tạo không gian nội thất… để tạo sự cân bằng thị giác. Quy luật cân bằng được thể hiện ở tất cả các yếu tố sắp xếp trong một bố cục sửa nhà tập thể cũ.

Sự cân bằng trong thiết kế nội thất chia thành ba loại chính là: đối xứng, bất đối xứng và đối tâm. Để hiểu rõ đặc điểm của từng loại cân bằng, hãy cùng xem xét bức ảnh dưới đây:

Cân bằng đối xứng thường được tìm thấy trong không gian nội thất truyền thống, hình thành khi một bên của một thiết kế phản chiếu ở phía bên kia qua điểm trung tâm. Nếu thấy một nửa không gian nội thất thì bạn có thể thấy nửa kia ở một cách tương tự để đạt sự cân bằng. 

Vị trí đánh dấu 1.1 cho thấy ví dụ của ứng dụng quy luật cân bằng đối xứng khi thiết kế nội thất. Ở đây, những chiếc ghế được phân bổ đều ở hai bên bàn ăn. Áp dụng cân bằng đối xứng nếu yêu thích không gian có trật tự, dễ phỏng đoán.

Cân bằng bất đối xứng được người thiết kế áp dụng trong không gian nội thất nhằm phục vụ cho những ý đồ nhất định. Kỹ thuật ở đây là sử dụng đối tượng không giống nhau có trọng lượng, hình ảnh tương đương. Cân bằng đối xứng mang đến sự cuốn hút thú vị và đa dạng cho không gian nội thất. Tại vị trí 1.2, những bức tranh nhỏ hơn được bố trí cân bằng bất đối xứng ở hai bên bức tranh lớn. Dù các bức tranh không phản chiếu lẫn nhau nhưng vẫn có sự cân bằng vì kích cỡ và vị trí chiếm chỗ trong không gian tương đồng nhau.

Cân bằng đối tâm là khi tất cả các yếu tố của một thiết kế được “dàn trận” xung quanh điểm trung tâm. Ví dụ hoàn hảo của cân bằng đối tâm là cầu thang xoắn ốc. Trên thực tế, cân bằng đối tâm ít xuất hiện trong thiết kế nội thất nhưng nó có thể cung cấp một đối trọng thú vị nếu được ứng dụng hợp lý. Vị trí 1.3 cho thấy cân bằng đối tâm thể hiện ở chiếc đèn chùm phía trên bàn ăn với các bóng đèn hình cầu treo đều xung quanh tâm điểm của đèn.

Nhấn mạnh là tạo ra hiệu ứng thị giác đủ để thu hút và giữ tập trung cho không gian nội thất. Đó là dấu ấn, yếu tố đột phá đánh dấu sự thay đổi mãnh liệt trong một không gian như một chi tiết có ấn tượng thẩm mỹ. Sự nhấn mạnh được tạo ra bằng cách sắp đặt các yếu tốt một cách hợp lý hay đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý thông qua sự tương phản về màu sắc, tỷ lệ, hình dạng sửa chung cư cũ.

Không khó để nhận ra chi tiết nổi bật nhất trong phòng ngủ trên đây. Màu sắc, một yếu tố quan trọng của thiết kế nội thất, được sử dụng để mang lại cho bức tranh vị trí quan trọng đặc biệt thông qua sự tương phản với tổng thể căn phòng. (Tương phản là cũng một nguyên tắc thiết kế nội thất kinh điển sẽ được trình bày ngay dưới đây).

Ngoài màu sắc, bạn có thể sử dụng các yếu tố khác để tạo điểm nhấn. Ánh sáng là một yếu tố mạnh mẽ, dễ áp dụng cho mọi không gian. Chỉ cần một chiếc đèn chiếu điểm đã đủ hướng ánh nhìn hướng về một đối tượng cụ thể. Các đường nét có thể được sử dụng để điều hướng sự chú ý về phía cần nhấn mạnh. 

Để lại không gian âm xung quanh một vật thể hay một khu vực chắc chắn sẽ làm tăng tầm quan trọng cho nó. Trên đây chỉ là một vài ví dụ kinh điển về cách áp dụng nguyên tắc nhấn mạnh và tập trung. Khi thiết kế một không gian cụ thể, hãy để trí tưởng tượng được phát huy và biến đổi linh hoạt cho phù hợp.