Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Tìm hiểu về Camera ngụy trang

Tìm hiểu về Camera ngụy trang



Đi tìm hiểu về camera ngụy trang thì có thật nhiều điều đáng để nói. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Camera quay lén, Camera ngụy trang rất tinh vi và nhỏ gọn.

Đi tìm hiểu về camera giám sát ngụy trang thì có thật nhiều điều đáng để nói. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Camera quay lén, Camera ngụy trang rất tinh vi và nhỏ gọn. Loại Camera này được thiết kế đem lại nhiều cái thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng không may góp một phần gây ra những tiềm tàng cái tác hại không hay bên trong đó.

Camera ngụy trang thường được sử dụng trong các cơ sở doanh nghiệp, các công tác để phòng chống tội phạm. Để phát huy tối đa khả năng bảo mật Camera đã được thiết kế tinh vi dưới hình dáng của một chiếc remote hay cravat, kính mắt, móc treo chìa khóa, ống khói, bật lửa, đồng hồ hay một chiếc bút siêu nhỏ để tránh bị phát hiện.Song các loại Camera quan sát này hầu hết đều có tính năng hoạt động như nhau với ống kính Camera quan sát cực nhỏ song lại cực nét được tích hợp Camera 1.3 Megapixel, có thể quay được liên tục trong suốt vài ngày liền, phụ thuộc vào dung lượng pin vốn có. Loại Camera này rất tiện dụng khi cần theo dõi bí mật một số đối tượng phạm tội thì rất nhẹ nhàng đơn giản và dễ dàng có thể cho chúng vào tròng mà không ngờ tới được.

Lợi dụng điểm nhỏ gọn, ít bị phát hiện mà một số người đã dùng nó vào những công việc gọi là bất chính. Như lắp Camera ở các nhà nghỉ, khách sạn, nhà vệ sinh theo dõi trong một thời gian dài để lấy những hình ảnh những thước phim nóng, xâm nhập quan tâm vào đời tư của người khác rồi tung lên mạng kiếm thêm thu nhập. Đó là các hành vi bất hợp pháp khi sử dụng Camera cần để pháp luật tham gia và xử lý.

Xem thêm: Lắp camera cho khu công nghiệp

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Sau khi có hiện tượng thầy cô giáo dùng biện pháp bạo lực, gây thương tích cho trẻ học mầm non, khiến dư luận công phẫn. Để làm yên lòng phụ huynh, nhiều trường áp dụng lắp camera… Để hiểu hơn về vấn đề này chúng tôi xin trích bài ông Lê Sĩ Tứ trên báo Lao Động.

Chị Cao Thủy - kỹ sư xây dựng, nhà ở phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) - nói: “Từ khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin có nhiều vụ đánh đập, ngược đãi trẻ em, tôi rất lo, cố tìm gửi cậu con trai đến trường có hệ thống camera kiểm soát việc nuôi dạy các cháu của các cô, tôi thấy yên lòng. Dù ở xa, tôi vẫn thấy như được ở bên cháu. Mở màn hình máy tính ra là tôi có thể trông thấy “cục cưng” của mình đang làm gì, từ đó có thể nhắc các cô cho cháu mặc thêm áo ấm, uống thuốc đúng giờ... Mặc dù học ở các trường này học phí cỡ trên 4.000.000 đồng/tháng, so với các trường không trang bị camera thì cao hơn rất nhiều”.

Nhưng không phải phụ huynh nào cũng đặt niềm tin vào camera. Anh Trần Văn - ở chung cư Trung Hoà - Nhân Chính (Hà Nội) - khẳng định: “Camera chỉ là một thứ công cụ do con người điều khiển, nó làm sao điều khiển được con người? Nếu cô giáo muốn phạt quỳ, bắt úp mặt vào tường, đánh lũ trẻ ở vị trí máy ghi hình không lia đến được thì cha mẹ cũng xin chào thua. Chưa kể học phí của những trường lắp đặt camera cao hơn các trường bình thường nhiều lần, với mức lương của cán bộ viên chức nhà nước làm sao đủ khả năng cho con theo học?”.

Chị Kim Loan - kế toán cho một Cty TNHH - tâm sự: “Gửi cháu tại một trường có hệ thống camera theo dõi, thế là mẹ hằng ngày phạm tội “ăn cắp giờ vàng ngọc” chăm chăm mở laptop xem cô con gái rượu giờ này đang làm gì. Nhiều hôm sếp bắt gặp, phê bình gay gắt, thế là chẳng dám xem nữa. Cuối cùng vẫn cứ đặt hết niềm tin vào các cô giáo”.

Bà Thìn - phố Hàng Buồm (Hà Nội) - về hưu, quỹ thời gian nhiều, vợ chồng anh con trai bận công tác, công việc đưa cháu đi học, đón cháu về nhờ cả vào bà nội. Họ còn hướng dẫn bà cách mở màn hình theo dõi cháu suốt thời gian cháu học ở trường. Bà bảo: “Nhìn cháu trong màn hình thấy sạch sẽ, áo quần tươm tất. Chiều đến đón cháu lại thấy mồ hôi nhễ nhại, áo quần xộc xệch, mặt mũi lem luốc. Camera vừa tốn tiền mà chẳng giải quyết được gì cả”. Ấy là chưa kể, những trường đặt hệ thống camera, đương nhiên trở thành trường “điểm”, con nhà giàu đua nhau đến xin học, ắt nảy sinh mối quan hệ “xin - cho”, mầm mống tiêu cực trong giáo dục lại có đất tung hoành. Và các cháu con nhà nghèo phải đối diện với hiện tượng phân chia đẳng cấp giàu nghèo trong xã hội.

Việc một số cha mẹ học sinh có nguyện vọng lắp hệ thống Camera giám sát công việc của cô giáo tại lớp học, chứng tỏ họ không an tâm chất lượng giáo dục của bậc học mầm non. Nhưng để khắc phục điểm yếu kém này không thể bằng biện pháp đơn thuần kỹ thuật chỉ mang tính chất “giải pháp tình thế”. Mà có chăng, biện pháp tạm thời ấy cũng chỉ áp dụng tại một số trường, tỉ lệ rất thấp. Hơn nữa, theo ý kiến nhiều cô giáo, lắp camera giám sát không hiệu quả, không ngăn chặn được tình trạng bạo hành, lại gây áp lực không cần thiết trong giáo viên. Cô giáo cảm thấy bị xúc phạm, không được tôn trọng, tin tưởng.

Cô giáo Kim Dung - dạy tại một trường mầm non ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) - bức xúc: “Bị giám sát suốt hơn 10 tiếng đồng hồ cả một ngày lao động, quá nhiều áp lực, môi trường làm việc như vậy là rất hà khắc”. Cô Bảo Ngọc - đồng nghiệp cùng trường với cô Kim Dung nói: “Cô giáo không có lương tâm muốn phạt học trò cho đứng “góc khuất”, thì camera hiện đại đến mấy cũng bị vô hiệu hóa. Đặt camera, ban giám hiệu thêm bệnh ỷ lại, lười nhác, quan liêu. Họ không cần phải “bám lớp”, sát đối tượng dạy và học. Họ chỉ làm mỗi việc săm soi NLĐ tíu tít, vất vả với bầy cháu nhỏ. Ngay trong trường học đã không có công bằng xã hội, thì trường học còn “thân thiện” ở chỗ nào?”.

Chúng ta vẫn dạy học trò phải biết “tôn sư, trọng đạo”. Mọi biện pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở công việc “trồng người” của các thầy - cô giáo, trước tiên phải tôn trọng họ. Nếu trường nào đó có chủ trương đặt hệ thống camera kiểm soát công việc của các cô giáo nên đưa ra hội đồng nhà trường dân chủ bàn bạc, nếu tất cả giáo viên trong trường đều thấy có lợi, làm cho thầy “yêu người, yêu nghề”, có trách nhiệm với công việc, thực sự nâng cao chất lượng dạy và học thì hãy tiến hành, nếu không thì thôi.

Bởi vì lắp đặt hệ thống Camera giám sát kỹ thuật cao trong một trường học kinh phí không phải nhỏ. Không quản lý chặt chẽ, ngay từ khâu lắp đặt đã nảy sinh tham nhũng. Rồi hằng năm phải bảo quản, bảo dưỡng, đều mất tiền. Ở Hà Nội, có trường lắp đặt xong, dùng được năm đầu, năm học sau trở thành phế liệu.

Nghề dạy học không đơn thuần chỉ dạy kiến thức khoa học cơ bản, quan trọng hơn dạy các cháu cách sống, nhân cách làm con người chân chính. Thay vào hệ thống camera vô tri vô giác tốn kém, ban giám hiệu từng trường nên chăm đi dự giờ, nắm chắc tình hình lớp học, nếu thấy cô giáo có biểu hiện bạo lực với học trò không đúng mức, góp ý luôn, góp ý nhiều lần không sửa thì sa thải. Quyền của hiệu trưởng được Luật Giáo dục quy định như vậy sao không làm. Nhà trường thường xuyên giáo dục đạo đức, thầy giáo phải có tâm huyết với nghề, có lương tâm và lòng yêu trẻ, coi học trò như con em mình. Mỗi thầy - cô giáo tự giác rèn luyện “là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

Và một điều nữa, “khổ lắm, biết rồi, nói mãi”, các cấp lãnh đạo cần thiết thực quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của các thầy - cô giáo, đặc biệt là ở cấp học mầm non. Chế độ lương bổng của các cô quá thấp, công việc nuôi dạy trẻ bận như con mọn, suốt ngày vất vả. Làm việc nhiều, đãi ngộ ít, yên tâm lâu dài với nghề quả là khó khăn. Các cụ ta đã dạy: “Có thực mới vực được đạo” kia mà.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

HỆ THỐNG THỦY LỰC TRONG MÁY CÔNG TRÌNH

HỆ THỐNG THỦY LỰC TRONG MÁY CÔNG TRÌNH


Hệ thống thuỷ lực được ứng dụng trong hầu hết các máy công trình hiện đại. Sự ổn định của hệ thống thuỷ lực là điều kiện tiên quyết để máy có thể làm việc được ở hiệu suất lớn nhất, giảm thời gian và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Các máy có hệ thống thuỷ lực phức tạp có thể kể đến như: máy xúc đào, máy xúc lật và máy đào xúc tổng hợp.
 
Nhiệm vụ chính của hệ thống thuỷ lực là truyền năng lượng do động cơ điezen tạo ra đến các cơ cấu khác nhau của máy như: gầu đào, di chuyển máy, bàn quay… Động cơ điezen làm quay bơm thuỷ lực, dòng dầu cao áp do bơm tạo ra chuyển đến xi lanh hoặc mô-tơ thuỷ lực để điều khiển các cơ cấu của máy. Ví dụ như đối với máy đào, xi lanh thuỷ lực điều khiển chuyển động của gầu, tay gầu và cần, còn bộ di chuyển và cơ cấu quay bàn quay được điều khiển bởi mô-tơ thuỷ lực. Do áp suất trong hệ thống thuỷ lực rất lớn, có những hệ thống áp suất lên đến 38 Mpa, nên các phần tử thuỷ lực trong hệ thống có độ chính xác chế tạo cao. Các phần tử này làm việc hiệu quả khi các hạn bẩn trong dầu có kích thước nhỏ hơn 40 Micron. Chính vì vậy đảm bảo dầu thuỷ lực sạch là cần thiết.  
 
Hệ thống thuỷ lực nhiễm bẩn có thể dẫn đến 
 
-          Giảm hiệu suất làm việc của máy
-          Giảm tuổi thọ của các phần tử thuỷ lực Các nguyên nhân làm bẩn dầu thuỷ lực có thể là.
 -          Sự thâm nhập của bụi bẩn
-          Các hạt kim loại của phần tử thuỷ lực bị mài mòn
-          Cặn dầu tạo ra do lẫn nước trong dầu thuỷ lực 
 
Để đảm bảo làm sạch dầu, hầu hết các hệ thống thuỷ lực đều sử dụng các thiết bị lọc khác nhau. Có những thiết bị lọc chó phép loại bỏ những hạt  bẩn kích thước đến 10 Micron. Có một số vị trí quan trong cần đặt các phần tử lọc như: sau bơm, đường dầu hồi về thùng chứa.
 
           
 
Để tạo ra dòng dầu thuỷ lực có áp suất cao, các hệ thống thuỷ lực hiện nay chủ yếu sử dụng bơm pit tông thay thế bơm bánh răng và bơm cánh gạt được sử dụng trước đó. Đặc biệt, các bơm pit tông có thể điểu chỉnh được lưu lượng, nên tiết kiệm công suất, nâng cao hiệu suất của máy. Một cải tiến lớn trong hệ thống thuỷ lực hiện nay là đã ứng dụng điện, điện tử vào điều khiển thay thế cho điều khiển cơ học trước đây. Bước tiến này cho phép người lái điều khiển nhẹ nhàng hơn, nâng cao độ chính xác và an toàn. Như vậy cùng với những công nghệ áp dụng cho động động cơ điezen, hệ thống thuỷ lực đã tạo ra thế hệ máy xây dựng mới có những khả năng vượt trội, đáp ứng hầu hết các yêu cầu trong công nghệ xây dựng hiện đại và bảo vệ môi trường.

(Nguồn http://mayxaydung24h.com)
 

Một số bài viết kinh nghiệm và kiến thức cần biết về lĩnh vực  thủy lực

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Trợ Lực Thủy Nén Khí - Phanh Thủy Lực Trên Oto

Trợ Lực Thủy Nén Khí - Phanh Thủy Lực Trên Oto


Nhược điểm cơ bản nữa của hệ thống phanh thuỷ lực cổ điển và hệ thống dẫn động phanh thuỷ lực nói chung là lực phanh nhỏ, do tỷ số truyền không lớn, nó bị giới hạn bởi kích thước của cơ cấu phanh và lực tác dụng của người lái xe lên bàn đạp phanh. 

Cho nên hiện nay hệ thống dẫn động phanh thuỷ lực đều có bố trí trợ lực (bộ cường hoá) để quá trình điều khiển phanh được nhẹ nhàng, giảm cường độ lao động cho người lái xe,nhưng vẫn tăng lực phanh, tăng hiệu quả phanh.

Có khá nhiều phương pháp trợ lực: trợ lực khí nén, trợ lực chân không,trợ lực thuỷ lực, trợ lực điện… .Hiện nay sử dụng phổ biến là trợ lực khí nén, trợ lực thuỷ lực trên một số xe vận tải nặng và trợ lực chân không ở các xe du lịch và vận tải trung bình.

Đặc điểm của hệ thống trợ lực chân không, là sử dụng ngay độ chân không ở họng cổ hút của động cơ đưa vào một khoang của bộ trợ lực, khoang kia được thông với khí trời. Khi đạp phanh sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển mở van cho bộ trợ lực làm việc. Sự chênh lệch áp suất trong bộ trợ lực sẽ tạo ra một ngoại lực tác động vào xi lanh lực làm tăng áp suất trong dẫn động phanh, tăng lực phanh.

Trợ lực chân không tận dụng được độ chênh áp giữa khí trời và đường ống nạp khi động cơ làm việc mà không ảnh hưởng đến công suất động cơ, ngược lại khi phanh có tác dụng làm cho công suất động cơ giảm vì hệ số nạp giảm làm giảm một phần tốc độ ô tô (giảm tốc độ ban đầu khi phanh V0), tăng hiệu quả phanh. Kết cấu bộ trợ lực chân không đơn giản, dễ bố trí trên xe. Tuy vậy, trợ lực chân không có lực cường hoá không lớn, bị giới hạn bởi tiết diện của màng tác dụng lực, nếu màng lớn thì kích thước của bộ trợ lực tăng lên. Vì vậy trợ lực chân không chỉ thích hợp cho xe du lịch, xe vận tải trung bình và nhỏ.Còn đối với xe tải nặng phải dùng trợ lực khí nén.

Trên hình 1 cho thấymột sơ đồ trợ lực khí nén đơn giản:
 
so do tro luc phanh o to
Hình 1-Sơ đồ trợ lực khí nén bố trí theo kiểu song song
 
1;8-Các xi lanh phanh 7-Mạch dầu 2-Bộ trợ lực 9-Xilanh chính Tandem 5-Bình chứa khí 6-Cụm van điều khiển 3-Đòn dẫn động 4 -Bàn đạp 10 – Bình dầu.
 
Trợ lực khí nén tạo ra lực cường hoá mạnh, do áp suất khí nén có thể đạt 7-8 KG/cm2, phù hợp cho xe vận tải lớn nếu có dẫn động phanh thuỷ lực. mặc dù kết cấu phức tạp, phải sử dụng thêm máy nén khí.
 
Loại trợ lực khí nén bố trí theo kiểu nối tiếp (còn gọi là dẫn động phanh thuỷ – khí) cũng được sử dụng trên một số xe vận tải nặng thể hiện trên hình 2.
 
 
phanh o to trợ lực nối tiếp
Hình 2 -Dẫn động phanh thuỷ lực-khí nén bố trí theo kiểu nối tiếp1-Phần cung cấp khí nén ; 2- Bình chứa ; 3-Bàn đạp và van tổng phanh ;
4-Bầu trợ lực 5-Các xilanh phanh .
 

Đặc điểm của hệ thống là phần dẫn động thuỷ lực nối tiếp với phần dẫn động khí nén. Vì vậy khi có sự cố hư hỏng trên mạch dẫn động thuỷ lực hoặc trên nguồn cung cấp khí nén thì toàn bộ hệ thống phanh mất tác dụng (như hình 3).
 
phanh thuy khi ket hop
 
 
 
Hình 3 -Dẫn động phanh thuỷ khí kết hợp
1-Máy nén 2-Bình chứa dầu 6-Bình chứa khí 5-Tổng van phanh hai tầng 3-Air master 4-Cơ cấu phanh
 
 
Việc tách mạch cả phần cung cấp khí nén (Hình 4) kết hợp đồng thời van bảo vệ 4 ngã(chi tiết 8) làm tăng thêm độ tin cậy vào sự an toàn trên dẫn động phanh xe tải nặng Hyundai tải trọng 9,5; 11,5,14; tải tự đổ 15 tấn.
 

phanh thủy khí xe Huyndai
 
Hình 4-Dẫn động phanh thuỷ-khí xe Hyundai 9,5 ; 11,5 ;14; tải tự đổ 15 tấn
1-Tổng van phanh 2-Van điều khiển .. 3-Bộ khử ẩm 4- 5-Bình làm sạch khí
6-Xilanh phanh trước và sau 7-Xilanh phanh giữa 8-Van bảo vệ 4 ngã 9Van an toàn 10-Ap kế 11-12-Air master 13Van điện từ 3 ngã 14-Van phanh khí xả
15-Bình chứa dầu phanh 16-Van nhả phanh sự cố.
 
 
Ngoài ra ,trên một số xe tải nặng khác , còn dùng trợ lực thuỷ lực ,kết cấu tuy rất phức tạp nhưng điều khiển thì nhẹ nhàng và khả năng phản ứng rất nhanh.
 
phanh trợ lực thủy lực
 
 
Hình 5-Dẫn động phanh thuỷ lực trợ lực thuỷ lực.
1-Van điều chỉnh áp suất 2-Bơm dầu 3-Van một chiều 4-Bình tích năng 5-Van an toàn 6-Xilanh phanh chính tan dem 7-Các xilanh phanh công tác 8-Trợ lực 9-Bàn đạp 10-Xilanh công tác
Cũng không ngoài ý định tăng cao độ tin cậy, tốc độ phản ứng nhanh, xilanh phanh của mỗi cầu xe đều có bầu trợ lực và bình tích năng riêng biệt.
 
phanh trợ lực thủy lực
 
Hình 6 -Dẫn động phanh thuỷ lực trợ lực thuỷ lực
1, Bàn đạp 2. Xilanh phanh chính 3,4. Bầu trợ lực 5-Van phân phối 6-Van điều chỉnh áp suất 7-Bơm dầu 8-Bình tích năng 9. Xilanh công tác
Với xe tải nặng và siêu nặng thì dẫn động phanh kiểu khí nén, thuỷ khí , với nguồn năng lượng bên ngoài.
 
Nguồn OTO-HUI.com
 
Một số bài viết kinh nghiệm và kiến thức cần biết về lĩnh vực  thủy lực