Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời cho nhà phố đẹp và hiện đại

Giếng trời là giải pháp kiến trúc được ứng dụng nhiều trong thiết kế nhà phố nhằm mở rộng không gian, lấy ánh sáng tự nhiên và điều hòa không khí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thiết kế giếng trời cho nhà phố hiện đại, giúp không gian sống trở nên hài hòa và giàu sức sống hơn.

Giếng trời chính là khoảng trống thông theo đường thẳng từ mái xuống nền đất của ngôi nhà, được thiết kế với mục đích tăng cường ánh sáng tự nhiên, điều hòa không khí, giúp không gian sống trở nên hài hòa, giàu sinh khí hơn, đồng thời đảm bảo yếu tố phong thủy nhà ở.

Giếng trời hoa nắng thay đổi vị trí theo từng thời điểm trong ngày là thiết kế được nhiều gia chủ yêu thích.

Giếng trời được xem là giải pháp khoa học để mở rộng không gian, được nhiều gia chủ lựa chọn khi xây nhà phố, nhất là nhà phố diện tích nhỏ, hẹp ngang, không có nhiều mặt thoáng. Tuy nhiên do những đặc thù về thiết kế, kiến trúc, nếu không có giải pháp thiết kế giếng trời hợp lý, hiệu quả đạt được có thể sẽ không như ý muốn.

- Đáy giếng: là phần cuối cùng của giếng trời, thường nằm ở sàn tầng trệt, được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ, bể cá cảnh,.... Không gian này có thể kết nối với phòng khách hoặc phòng ăn, tạo bố cục đẹp mắt.

Mảng xanh được bố trí tại đáy giếng trời, bổ sung nguồn sinh khí cho không gian sống.

Thân giếng: là khoảng không nối đáy giếng và đỉnh giếng, có tác dụng chiếu sáng cho các tầng bên trên, thông thường là các phòng ngủ.

Đỉnh giếng: là phần nằm ở trên cùng, thường là mái, giữ vai trò chiếu sáng, thông gió, thường sử dụng mái kính và hệ khung bệ đỡ bằng sắt.

Trong thiết kế này, cây phát tài được trồng ở vị trí giếng trời, đảm bảo tiếp nhận đủ nắng để sinh trưởng và phát triển tốt.

Giếng trời nhà phố thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Ở vị trí này, giếng trời sẽ điều phối ánh sáng và gió thoáng đồng đều cho ngôi nhà, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút ánh nhìn, làm không gian như lớn hơn, đẹp hơn. Nếu thiết kế giếng trời ở trong nhà, bạn nên làm mái kính che, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đón được nắng, gió.

Ngoài vị trí quen thuộc ở giữa nhà, giếng trời cũng có thể xuất hiện ở cuối nhà để lấy thêm gió, tăng sự thông thoáng, giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng và hài hòa hơn đối với nhà phố nhỏ.

Theo chia sẻ của kiến trúc sư công ty Song Phát, kích thước giếng trời hợp lý thông thường sẽ vào khoảng từ 4 – 6m2. Đây là diện tích đã được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến không gian chung của toàn bộ ngôi nhà, đồng thời tạo độ thông thoáng, mát mẻ.

Tuy nhiên, với những ngôi nhà lớn có diện tích lớn hơn 50m2, quy định về mật độ xây dựng bắt buộc phải chừa lại không gian cho giếng trời, không được xây toàn diện tích. Do vậy, nhà càng lớn, gia chủ càng phải để lại nhiều diện tích cho giếng trời. Ví dụ, nhà 90m2 thì giếng trời phải chiếm 12m2.

Vị trí, kích thước của giếng trời cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với thiết kế của ngôi nhà, tạo độ thông thoáng, mát mẻ.
Nhược điểm của nhà có giếng trời và cách khắc phục
Giếng trời trong nhà mang lại nhiều ưu điểm rõ ràng cho không gian sống nhưng bên cạnh đó, thiết kế này cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

Tạo tiếng vang trong nhà: Do cấu tạo hình ống nên giếng trời là nơi âm thanh truyền đi rất rõ và vang, ảnh hưởng đến giao tiếp trong nhà, sự riêng tư trong sinh hoạt, nhiều khi gây khó chịu cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Một trong những cách để giải quyết vấn đề này là bạn nên thiết kế phần tường xuyên tầng của giếng trời có bề mặt xù xì, bớt độ phẳng và trơn để hạn chế tiếng vang.

Vấn đề an toàn: Các phần tiếp giáp với giếng trời như cầu thang, cửa sổ, hành lang,… cần được gia cố lan can sắt hoặc kính chắn cẩn thận để đảm bảo an toàn về độ cao khi sử dụng.

Thừa sáng vào mùa hè: Giếng trời càng lớn, ánh sáng càng nhiều. Vào những buổi trưa hè, lượng ánh sáng lớn gây chói mắt, nhiệt độ cao gây cảm giác nóng nực, khó chịu, ảnh hưởng đến độ bền của đồ nội thất. Bạn nên sử dụng rèm để điều chỉnh mức ánh sáng vào nhà cho phù hợp

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Những kinh nghiệm không thể bỏ qua khi cải tạo nhà phố

Những kinh nghiệm không thể bỏ qua khi cải tạo nhà phố


Không giống như nhà cấp 4 cũ có thể dễ dàng đập phá để xây mới, nhà phố nhiều tầng với kết cấu phức tạp sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, tài chính hạn chế cũng là nguyên nhân khiến chủ nhà không thể xây mới hoàn toàn mà phải cần đến sự hỗ trợ của các công ty xây dựng tư vấn cải tạo nhà phố với mức chi phí phù hợp cải tạo nội thất khách sạn.

Theo thời gian, những tác động bên ngoài hay bên trong qua quá trình sử dụng khiến ngôi nhà dần dần xuống cấp, không còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên gia đình, đòi hỏi phải cải tạo để có thể tiếp tục sử dụng.

Cải tạo nhà phố khác với việc sửa chữa nhà bởi tính chất, quy trình thi công, xin giấy phép sẽ khác nhau. Để cải tạo nhà cũ nát thành mới đẹp hơn, cần thay đổi mặt bằng không gian, cải tạo kết cấu nhà ở, tăng chất lượng nhà cũ. Do đó, công tác cải tạo nhà đòi hỏi quy trình đáp ứng các quy định về chất lượng công trình, an toàn, tính thẩm mỹ và đơn vị thi công phải có kinh nghiệm cải tạo nhà cũ.

Trước tiên, chủ nhà cần biết rõ nhu cầu và mục đích sửa chữa cải tạo nhà. Những thông tin cơ bản ban đầu mà chủ đầu tư sẽ phải cung cấp cho nhà thầu như: vị trí nhà, diện tích đất, quy mô xây dựng, các hạng mục công việc dự định thực hiện, thời gian dự kiến thi công...

Những thông tin trên giúp nhà thầu hình dung được khối lượng công việc, dễ dàng trao đổi làm việc trực tiếp với chủ nhà khi khảo sát hiện trạng thực tế ngôi nhà.

Để nắm rõ hiện trạng, tình hình thực tế, đơn vị thi công cần đến tận nơi để khảo sát, đo đạc kích thước, chụp ảnh hiện trường. Nếu cần có thể sử dụng những thông tin này để dựng phối cảnh 3D giúp chủ nhà hình dung được ngôi nhà sau khi sửa chữa, cải tạo trông ra sao.

Với các hạng mục cải tạo nhà ở, kỹ sư và gia chủ sẽ cùng nhau thỏa thuận cụ thể tùy theo mức độ xuống cấp, kinh phí sẵn có là bao nhiêu để có thể đưa ra các phương án cải tạo nhà với chi phí thấp nhất thông qua các lựa chọn cải tạo các hạng mục cần thiết hay tính toán sử dụng cải tạo nhà bằng vật liệu nhẹ, giá hợp lý thiết kế homestay uy tín.

Dựa theo nhu cầu, khối lượng công việc, chủng loại vật tư mà kỹ sư sẽ thực hiện báo giá dự toán chi tiết. Một báo giá dự toán chi tiết phải có đầy đủ hạng mục công việc, khối lượng, chủng loại vật tư, giá cả vật tư và cả nhân công, từ đó tính ra tổng chi phí thi công để đảm bảo quyền lợi cho chủ nhà.

Nguyên tắc cải tạo nhà ở là nương theo hệ kết cấu sẵn có, tránh đập phá ảnh hưởng đến hệ kết cấu chung của ngôi nhà. Các hạng mục công việc trong cải tạo thường có như:

Theo quy định, việc cải tạo cũ thành mới nếu có liên quan đến thay đổi cải tạo kết cấu nhà ở chịu lực, công năng sử dụng hay làm ảnh hưởng tới an toàn công trình cải tạo và công trình xung quanh, môi trường thì sẽ cần xin giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở.


Trường hợp nhà đất ở cải tạo lại nếu thuộc đối tượng phải xin giấy phép thì cần làm thủ tục xin phép kèm theo hồ sơ xin cải tạo nộp tại UBND cấp quận/huyện nơi có nhà ở cần cải tạo. Hồ sơ bao gồm:

Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, sở hữu nhà chứng minh quyền sở hữu, quản lý nhà ở đề nghị cải tạo căn hộ chung cư cũ

Lưu ý: Nếu không có bản vẽ thiết kế nhà hoặc đã đánh mất thì cần làm đơn xin thẩm định lại móng nhà. Vì móng nhà ảnh hưởng lớn đến kết cấu nhà khi cải tạo nâng tầng, khi biết khả năng chịu tải của móng hiện tại thì mới có thể tiến hành thi công cải tạo.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Mẫu thiết kế nhà ống lệch tầng 45m2 đầy đủ tiện nghi cho gia đình 6 thành viên

Nhà ống lệch tầng diện tích 45m2 được thiết kế sang trọng, tiện nghi, tận dụng phần lớn nội thất cũ nhằm tiết kiệm chi phí cho gia chủ cải tạo căn hộ chung cư cũ.

So với nhà bằng tầng, nhà ống lệch tầng có chi phí xây dựng cao hơn nhưng bù lại sẽ đảm bảo độ thông thoáng, đối lưu không khí tốt hơn.

Ngay tầng trệt là không gian phòng khách với diện tích rộng rãi, thông thoáng. Tiếp đến là phòng bếp kết hợp phòng ăn. Cuối nhà là phòng vệ sinh và sàn nước nằm dưới khoảng thông tầng. Cầu thang kết hợp giếng trời ở giữa nhà vừa giúp đón ánh sáng, không khí trong lành, vừa có tác dụng phân chia ước lệ giữa phòng khách và bếp.

Tầng 2 là không gian dành cho hai phòng ngủ với thiết kế nhà vệ sinh riêng biệt. Khoảng thông tầng thoáng rộng tại cầu thang luôn đem đến những dòng năng lượng và sinh khí mới, tạo sự cân bằng cho các căn phòng ở các tầng lầu phía trên.

Tầng 3 gồm 1 phòng ngủ, phòng học/làm việc và phòng vệ sinh. Phòng học phía trước có lối ra ban công thông thoáng. Gia chủ có thể tận dụng khu vực ban công để trồng thêm cây xanh giúp thanh lọc ngôi nhà thiết kế lại căn hộ chung cư.

Tầng 4 gồm phòng thờ, sân thượng, phòng ngủ nhỏ và khu giặt phơi. Phòng thờ được bố trí phía trước không gian. Từ phòng thờ cũng có cửa mở ra ban sân thượng phía trước tạo nên không gian thờ cúng thoáng đãng, linh thiêng. Bên cạnh đó, phòng ngủ nhỏ cũng được thiết kế liên thông với sân phơi và phòng vệ sinh ở phía sau.

Sự giao thoa giữa mới và cũ trong mẫu nhà ống 4 tầng còn được thể hiện qua chất liệu gạch trần, đá màu, gỗ mộc… hiện diện trên các chi tiết lam mặt tiền, trang trí tường trong nhà…

Mặt tiền nhà sử dụng chất liệu gạch vừa mang nét cổ xưa, vừa mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ hiện đại và tinh tế. Phần ban công có diện tích khá lớn cho phép gia chủ đặt thêm những bồn hoa đa sắc trang trí nhà. Chỉ một góc nhỏ cũng đủ khiến toàn bộ mặt tiền nhà trông đầy sức sống, mang vẻ đẹp đầy tươi mới.

Các chi tiết lam mặt tiền, trang trí tường trong nhà… đều gợi cảm giác hài hòa giữa cũ và mới cho mặt tiền nhà phố 4 tầng 45m2.

Trên diện tích đất 45m2, ngôi nhà được thiết kế thành một không gian hoàn hảo để cả gia đình 6 người thoải mái sinh hoạt. Dù mang kiến trúc hiện đại nhưng đâu đó trong từng góc nhỏ của ngôi nhà vẫn thấp thoáng nét mộc mạc, đằm thắm đầy cuốn hút.

Do bề ngang hạn chế nên bàn ghế phòng khách, phòng ăn đều được bố trí gọn về một bên, nhường diện tích cho lối đi.

Gỗ được sử dụng như một vật liệu chính trong ngôi nhà, làm tăng điểm nhìn và tạo chiều sâu cho không gian. Hệ thống đèn trần, lam gỗ ở trần nhà mang đến cảm giác ấm áp, chào đón.

Hệ tủ bếp cùng bàn ăn có màu sắc đơn giản, tươi sáng mang tới cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người nội trợ khi đứng bếp cải tạo văn phòng.

Trục giao thông chính được bố trí lệch tầng đảm bảo lưu thông không khí cho tất cả các phòng trong nhà ống có diện tích nhỏ. Cầu thang được xây ngay dưới giếng trời đem lại những ưu điểm tích cực cho nhà ống:

– Tận dụng được ánh sáng: Ngoài ý nghĩa gắn kết không gian, cầu thang còn giống như trái tim của ngôi nhà, mang đến ánh sáng, gió trời. Cửa sổ các phòng được thiết kế hướng ra khoảng thông tầng, đón nhận trọn vẹn không khí đối lưu trong lành.

Lúc này, ánh sáng từ giếng trời sẽ men theo cầu thang phân bổ đều cho các khu vực trong nhà bao gồm hành lang dẫn tới các phòng riêng, khu vực sinh hoạt chung ở tầng một, cầu thang… Nhờ vậy, không gian tầng trệt vẫn luôn có đủ ánh sáng, giúp người trong gia đình dễ dàng di chuyển.

– Yếu tố phong thủy: Cầu thang kết hợp giếng trời mang lại sự hài hòa, cân xứng cho thiết kế nhà ống nhỏ. Theo phong thủy, cầu thang là xương sống của nhà ống, giếng trời lại là khu vực trung tâm giúp giao hòa với không khí bên ngoài.

– Yếu tố thẩm mỹ: Cầu thang kết hợp giếng trời mang lại cái nhìn rộng mở, thoáng đãng cho ngôi nhà, tạo hiệu ứng thị giác giúp nhà rộng rãi, mát mẻ hơn.

Gạch thẻ trang trí màu đất nung là một lựa chọn hoàn hảo cho những gia chủ thích không gian có sự thu hút, điểm nhấn bắt mắt. Ngay cả những phần kiến trúc đơn giản nhất cũng trở nên sống động và đẹp mắt.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Kiến trúc sư "mách nước" cách thiết kế nhà phố nhỏ hẹp

Không dễ gì để mua được mảnh đất có diện tích lớn tại các thành phố dù ở trong hẻm nhỏ. Vì thế, nhu cầu thiết kế và xây dựng nhà trên những mảnh đất nhỏ hẹp ngày càng gia tăng thiết kế homestay.

Sở hữu căn nhà hạn chế về diện tích không có nghĩa là bạn phải sống cuộc sống tù túng, bí bách nếu khéo léo áp dụng những kinh nghiệm do kiến trúc sư Song Phát chia sẻ dưới đây.

Trước khi lên phương án thiết kế nhà với diện tích nhỏ, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình để có cách thiết kế, bố trí không gian sao cho phù hợp nhất.

Công đoạn khó nhất trong việc lên phương án cho nhà nhỏ hẹp là việc bố trí cầu thang. Các kiến trúc sư khuyên rằng nên bố trí cầu thang 3 chiếu nghỉ ở cuối nhà nhằm hạn chế việc chiếm dụng diện tích bề ngang vốn dĩ hạn hẹp của ngôi nhà. Cách bố trí này cũng cho phép tận dụng gầm cầu thang để làm phòng vệ sinh nhỏ nhằm giải quyết phần nào nhu cầu sinh hoạt cá nhân ở tầng trệt thiết kế homestay uy tín.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên cân nhắc việc bố trí phòng ngủ. Đối với nhà diện tích nhỏ, mỗi tầng chỉ nên bố trí một phòng ngủ đủ rộng để không gian trở nên thông thoáng hơn. Diện tích phòng ngủ từ 12m2 đến 16m2 là đủ để bố trí các vật dụng cần thiết và có nhà vệ sinh riêng.

Đối với nhà nhỏ nên chọn màu sơn sáng nhất có thể để giúp cho căn nhà trông rộng rãi. Sơn trần nên dùng tông màu tối nhằm đánh lừa thị giác rằng trần cao hơn so với thực tế.

Trong không gian sáng, sàn nhà nếu để tông màu tối sẽ khiến bộ não bị đánh lừa rằng các bức tường cách xa hơn, vô hình chung khiến căn phòng nhìn cao và rộng hơn nhiều. Tuy nhiên, khi nền nhà tối thì trần nhà nên chọn màu sáng. Mặt khác, nếu bạn sơn bức tường phía sau và sàn nhà cùng một màu sẽ khiến căn phòng trông thoáng, rộng rãi hơn.

Việc lựa chọn nội thất cho nhà cũng rất quan trọng. Bạn nên lựa chọn các vật dụng theo chiều dài nhỏ gọn và hạn chế kích thước theo bề ngang tránh gây chật chội ở lối đi. Tận dụng các vật dụng có thể treo tường, thiết kế âm tường để làm tăng không gian sử dụng.

Nội thất thông minh cho nhà nhỏ hẹp có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người bởi sự tiện lợi của nó. Nội thất thông minh có nhiều chức năng là một giải pháp vô cùng hữu hiệu với những căn nhà diện tích nhỏ. Một vật dụng nhưng có đến hai hoặc ba công năng tích hợp sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều không gian nhưng vẫn đảm bảo tính tiện nghi cho căn nhà thiết kế nhà hàng giá rẻ.

Tư vấn nội dung: Kiến trúc Xây dựng Song Phát

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Bí quyết thiết kế phòng thay đồ đẹp không kém cửa hàng quần áo thu nhỏ

Xu hướng thiết kế phòng thay đồ ngày càng trở nên phổ biến bởi những tiện nghi mà nó mang lại. Dù là biệt thự, nhà trệt, nhà cao tầng hay chung cư đều có thể bố trí phòng thay đồ với diện tích khác nhau cho phù hợp với không gian mặt bằng của ngôi nhà cải tạo căn hộ chung cư cũ.

Với những tín đồ thời trang thì chắc chắn phòng thay đồ cá nhân ̣̣̣̣̣(walk-in closet) không thể thiếu trong ngôi nhà. Đây sẽ là nơi để chúng ta thỏa sức trưng bày quần áo, phụ kiện, đồ trang sức, đồng thời giúp tiết kiệm đáng kể thời gian chuẩn bị trang phục trước những cuộc hẹn, đi làm hay đi chơi. Batdongsan.com.vn sẽ gợi ý một số kinh nghiệm thiết kế phòng thay đồ cho phù hợp với từng đặc điểm không gian và nhu cầu của chủ nhà.

Những căn phòng tiền thân cho phòng thay đồ xuất hiện lần đầu từ những năm 1945 ở các nước phương Tây. Ban đầu, chúng đơn thuần chỉ là một khoảng không gian rộng hơn so với tủ quần áo truyền thống, được tích hợp phía trong tường phòng ngủ, có cửa ra vào riêng.

Đến năm 1980, cụm từ "walk-in closet" chính thức ra đời và phòng thay đồ nhanh chóng trở thành một tính năng tất yếu trong nhà, nơi chúng ta cất giữ trang phục, phụ kiện và cả đồ trang sức. Ở Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều gia đình quan tâm thiết kế một không gian thay đồ chuyên dụng bởi rất nhiều lợi ích mà nó mang lại thiết kế lại căn hộ chung cư:

Một mặt cung cấp sức chứa lớn và đa dạng, mặt khác, phòng thay đồ riêng biệt còn mang đến sự tiện nghi và tăng cường yếu tố thẩm mỹ cho tổng thể căn nhà. Ai mà không muốn "khoe khéo" với các vị khách đến thăm nhà không gian thay đồ tiện nghi và sang trọng như của người nổi tiếng chứ?

Với những gia đình sở hữu nhiều vật dụng, quần áo khác nhau mà chiếc tủ đồ thông thường không thể chứa đựng hết được thì việc bố trí một phòng thay, lưu trữ đồ riêng biệt là rất cần thiết. Khi đó, phòng ngủ trở nên gọn gàng, sạch sẽ vì không cần bố trí tủ quần áo trong phòng ngủ.

Với phòng thay đồ, mỗi loại trang phục, phụ kiện đều có những không gian hộc tủ riêng, tránh được các yếu tố côn trùng phá hoại. Vì thế, đây chính là một nơi bảo quản trang phục cực kỳ lý tưởng.

Phòng thay đồ tạo không gian lưu trữ riêng biệt mà không cần tới các loại tủ to, nhỏ kết hợp làm lãng phí diện tích nhà. Bạn có thể bố trí phòng thay đồ ngay cạnh phòng ngủ hoặc nối liền với phòng ngủ. Một số người lại thích kết hợp phòng thay đồ, phòng tắm và phòng ngủ liên thông thành một hệ thống, tạo sự tiện nghi cho quá trình sinh hoạt.

Như đã đề cập ở trên, tùy thuộc vào đặc điểm ngôi nhà và sở thích, thói quen sinh hoạt của gia chủ mà phòng thay đồ có thể được bố trí độc lập hay kết hợp với không gian phòng ngủ, phòng tắm.

Những ngôi nhà có không gian nội thất rộng, sang trọng thường bố trí phòng thay đồ độc lập ở vị trí giữa nhà vệ sinh và phòng ngủ. Tùy vào nhu cầu và diện tích sẵn có mà bạn bố trí phòng thay đồ lớn hay nhỏ sửa chữa chung cư.

Cách bố trí này rất thuận tiện bởi khi đi tắm, chúng ta có thể vào phòng thay đồ để lấy quần áo rồi sang phòng tắm luôn hoặc tắm xong có thể sang phòng thay đồ.

Hiện nay, nhiều gia chủ đã thay thế chiếc tủ quần áo trong phòng ngủ bằng không gian thay đồ nhỏ gọn được thiết kế khoa học và thông minh. Với cách bố trí này, mặc dù phòng thay đồ không chứa được trang phục cho cả gia đình nhưng lại phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt của chủ nhân chính căn phòng đó. Diện tích phòng thay đồ không cần lớn, chỉ một cánh cửa, vách ngăn là chúng ta đã có một phòng thay đồ xinh xắn, riêng tư, chứa đựng tất cả những vật dụng cần thiết, từ tủ, gương, bàn trang điểm…

Nếu ngôi nhà không có đủ diện tích để bố trí một phòng thay đồ độc lập thì hãy tích hợp nó vào trong phòng tắm để tiết kiệm không gian và đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phải ngăn cách giữa các không gian tắm và không gian thay đồ thật cẩn thận bởi phòng tắm là môi trường ẩm ướt trong khi phòng thay đồ cần thoáng sạch, khô ráo.

Nếu diện tích nhà quá nhỏ thì việc tận dụng một khoảng không gian cho phòng thay đồ cũng không phải là điều quá khó, đó có thể là những góc nhọn hay góc khuyết trong nhà. Trong trường hợp này, nên chọn giá, kệ, móc treo quần áo thay cho hệ thống tủ cồng kềnh để không gian thoáng đãng, tránh được ẩm mốc, đồng thời tạo sự tiện lợi cho người sử dụng.

Khi bố trí phòng thay đồ độc lập, có thể sử dụng cửa kính mờ, gỗ công nghiệp, cửa lùa nhôm kính. Phòng thay đồ kết hợp thì có thể không sử dụng cửa mà có thể chọn rèm mềm mại, bình phong hay kệ trang trí để phân chia không gian, mang lại cảm giác riêng tư là được.

Mẫu thiết kế nhà phố 2 tầng 1 tum hiện đại

Mẫu thiết kế nhà phố 2 tầng 1 tum hiện đại


Trên mảnh đất 4,5x16m, nhà phố 2 tầng 1 tum được thiết kế theo phong cách hiện đại, có nhiều khoảng xanh trồng cây, phù hợp với lối sống của phần lớn gia đình trẻ hiện nay thiết kế nội thất chung cư 2 phòng ngủ.

Tầng 1 được kiến trúc sư bố trí khu vực để xe rộng 20m2 ở ngay trước nhà, tiếp đến là phòng khách, bếp kết hợp phòng ăn. Cuối nhà có khoảng sân nhỏ để trồng cây và tạo sự thông thoáng cho không gian sống.

Tầng 2 gồm hai phòng ngủ rộng hơn 20m2. Đây là diện tích đạt chuẩn của phòng ngủ, đảm bảo đủ độ rộng để bố trí các nội thất cần thiết như giường ngủ, tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc...

Tầng tum có sân thượng phía trước để trồng cây, hoa và sân thượng phía sau để phơi quần áo.

Phần mái lắp đặt khung sắt làm bệ đỡ cho tấm lấy sáng thông tầng cầu thang. Lam sắt nối giữa hai máng nước có tác dụng trang trí, che nắng cho phần sân thượng.

Gia chủ là người hướng ngoại, tinh tế, yêu thích lối thiết kế đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho không gian. Bên cạnh đó, thiết kế nhà cũng phải được hiện đại hóa cho phù hợp với mỹ quan khu phố. Các ô cửa kính trong suốt cho phép tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên để tiết kiệm điện năng cho gia đình đồng thời giúp giảm gánh nặng cho môi trường thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ.

Tường phòng khách ốp tấm PVC vân mây giả đá làm tăng vẻ sang trọng, cá tính cho không gian. Kệ tivi với chất liệu gỗ công nghiệp phủ lớp melamine lên bề mặt vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa gia tăng tuổi thọ đồ gỗ.

Vách ngăn gỗ hoa văn phân tách không gian mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng và tầm nhìn xuyên suốt căn nhà.

Khu vực thờ được bố trí ở tầng 1, tạo sự thuận tiện cho nghi lễ thờ cúng. Hệ vách ngăn bao quanh bàn thờ đảm bảo sự ấm cúng và linh thiêng cần thiết.

Khi thiết kế nội thất phòng bếp, cần hiểu rõ cần hiểu rõ được các vật dụng trong bếp cũng như cách sắp xếp các vật dụng nấu nướng sao cho thuận tiện với người nội trợ.

Tủ bếp được thiết kế chất liệu gỗ công nghiệp An Cường chống ẩm 100% với tủ bếp trên phủ Acrylic bóng gương màu trắng sang trọng, đảm bảo vệ sinh và dễ lau chùi.

Phòng ngủ master sử dụng tông màu trầm mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Thiết kế nội thất không hề gò bó theo những tiêu chuẩn cứng nhắc, thể hiện cá tính riêng biệt của chủ nhân. Tập trung vào công năng của các đồ nội thất chính là tiêu chí mà kiến trúc sư hướng tới.

Phòng ngủ thứ hai được thiết kế theo màu sắc yêu thích của chủ nhân căn phòng. Cửa sổ lớn mở ra khoảng thông tầng phía sau để đón sáng.

Hệ rèm sáo nhôm với các lá nhôm mỏng, bản rộng 2,5cm xếp đan vào nhau bởi các dây định hình có thể kéo thả, chớp lật tùy theo nhu cầu sử dụng cải tạo nhà chung cư.