Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Bí quyết thiết kế phòng thay đồ đẹp không kém cửa hàng quần áo thu nhỏ

Xu hướng thiết kế phòng thay đồ ngày càng trở nên phổ biến bởi những tiện nghi mà nó mang lại. Dù là biệt thự, nhà trệt, nhà cao tầng hay chung cư đều có thể bố trí phòng thay đồ với diện tích khác nhau cho phù hợp với không gian mặt bằng của ngôi nhà cải tạo căn hộ chung cư cũ.

Với những tín đồ thời trang thì chắc chắn phòng thay đồ cá nhân ̣̣̣̣̣(walk-in closet) không thể thiếu trong ngôi nhà. Đây sẽ là nơi để chúng ta thỏa sức trưng bày quần áo, phụ kiện, đồ trang sức, đồng thời giúp tiết kiệm đáng kể thời gian chuẩn bị trang phục trước những cuộc hẹn, đi làm hay đi chơi. Batdongsan.com.vn sẽ gợi ý một số kinh nghiệm thiết kế phòng thay đồ cho phù hợp với từng đặc điểm không gian và nhu cầu của chủ nhà.

Những căn phòng tiền thân cho phòng thay đồ xuất hiện lần đầu từ những năm 1945 ở các nước phương Tây. Ban đầu, chúng đơn thuần chỉ là một khoảng không gian rộng hơn so với tủ quần áo truyền thống, được tích hợp phía trong tường phòng ngủ, có cửa ra vào riêng.

Đến năm 1980, cụm từ "walk-in closet" chính thức ra đời và phòng thay đồ nhanh chóng trở thành một tính năng tất yếu trong nhà, nơi chúng ta cất giữ trang phục, phụ kiện và cả đồ trang sức. Ở Việt Nam hiện nay cũng có khá nhiều gia đình quan tâm thiết kế một không gian thay đồ chuyên dụng bởi rất nhiều lợi ích mà nó mang lại thiết kế lại căn hộ chung cư:

Một mặt cung cấp sức chứa lớn và đa dạng, mặt khác, phòng thay đồ riêng biệt còn mang đến sự tiện nghi và tăng cường yếu tố thẩm mỹ cho tổng thể căn nhà. Ai mà không muốn "khoe khéo" với các vị khách đến thăm nhà không gian thay đồ tiện nghi và sang trọng như của người nổi tiếng chứ?

Với những gia đình sở hữu nhiều vật dụng, quần áo khác nhau mà chiếc tủ đồ thông thường không thể chứa đựng hết được thì việc bố trí một phòng thay, lưu trữ đồ riêng biệt là rất cần thiết. Khi đó, phòng ngủ trở nên gọn gàng, sạch sẽ vì không cần bố trí tủ quần áo trong phòng ngủ.

Với phòng thay đồ, mỗi loại trang phục, phụ kiện đều có những không gian hộc tủ riêng, tránh được các yếu tố côn trùng phá hoại. Vì thế, đây chính là một nơi bảo quản trang phục cực kỳ lý tưởng.

Phòng thay đồ tạo không gian lưu trữ riêng biệt mà không cần tới các loại tủ to, nhỏ kết hợp làm lãng phí diện tích nhà. Bạn có thể bố trí phòng thay đồ ngay cạnh phòng ngủ hoặc nối liền với phòng ngủ. Một số người lại thích kết hợp phòng thay đồ, phòng tắm và phòng ngủ liên thông thành một hệ thống, tạo sự tiện nghi cho quá trình sinh hoạt.

Như đã đề cập ở trên, tùy thuộc vào đặc điểm ngôi nhà và sở thích, thói quen sinh hoạt của gia chủ mà phòng thay đồ có thể được bố trí độc lập hay kết hợp với không gian phòng ngủ, phòng tắm.

Những ngôi nhà có không gian nội thất rộng, sang trọng thường bố trí phòng thay đồ độc lập ở vị trí giữa nhà vệ sinh và phòng ngủ. Tùy vào nhu cầu và diện tích sẵn có mà bạn bố trí phòng thay đồ lớn hay nhỏ sửa chữa chung cư.

Cách bố trí này rất thuận tiện bởi khi đi tắm, chúng ta có thể vào phòng thay đồ để lấy quần áo rồi sang phòng tắm luôn hoặc tắm xong có thể sang phòng thay đồ.

Hiện nay, nhiều gia chủ đã thay thế chiếc tủ quần áo trong phòng ngủ bằng không gian thay đồ nhỏ gọn được thiết kế khoa học và thông minh. Với cách bố trí này, mặc dù phòng thay đồ không chứa được trang phục cho cả gia đình nhưng lại phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt của chủ nhân chính căn phòng đó. Diện tích phòng thay đồ không cần lớn, chỉ một cánh cửa, vách ngăn là chúng ta đã có một phòng thay đồ xinh xắn, riêng tư, chứa đựng tất cả những vật dụng cần thiết, từ tủ, gương, bàn trang điểm…

Nếu ngôi nhà không có đủ diện tích để bố trí một phòng thay đồ độc lập thì hãy tích hợp nó vào trong phòng tắm để tiết kiệm không gian và đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, phải ngăn cách giữa các không gian tắm và không gian thay đồ thật cẩn thận bởi phòng tắm là môi trường ẩm ướt trong khi phòng thay đồ cần thoáng sạch, khô ráo.

Nếu diện tích nhà quá nhỏ thì việc tận dụng một khoảng không gian cho phòng thay đồ cũng không phải là điều quá khó, đó có thể là những góc nhọn hay góc khuyết trong nhà. Trong trường hợp này, nên chọn giá, kệ, móc treo quần áo thay cho hệ thống tủ cồng kềnh để không gian thoáng đãng, tránh được ẩm mốc, đồng thời tạo sự tiện lợi cho người sử dụng.

Khi bố trí phòng thay đồ độc lập, có thể sử dụng cửa kính mờ, gỗ công nghiệp, cửa lùa nhôm kính. Phòng thay đồ kết hợp thì có thể không sử dụng cửa mà có thể chọn rèm mềm mại, bình phong hay kệ trang trí để phân chia không gian, mang lại cảm giác riêng tư là được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét