Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Tư vấn thiết kế nhà ống hẹp, đủ sáng cho gia đình 5 người trên 30m2 đất

 Hỏi: Hiện gia đình tôi đang có nhu cầu tư vấn thiết kế nhà ống 4 tầng trên diện tích 3.5x8.6 m2 theo phong cách hiện đại, thoáng đãng và hợp phong thủy thiết kế homestay.


Gia đình tôi có 2 vợ chồng, 2 con (1 trai, 1 gái) và có cả bà ở cùng. Chồng tôi sinh năm 1983, tôi sinh năm 1985. Mong muốn thiết kế các tầng như sau:

- Tầng 1: bố trí phòng khách, bếp, cầu thang, WC và nơi đỗ xe.
- Các tầng còn lại nhờ KTS tư vấn thiết kế cho phù hợp với các thành viên trong gia đình, đảm bảo có cả sân phơi và phòng thờ.

Rất mong nhận được phương án tư vấn thiết kế từ kiến trúc sư. Chân thành cảm ơn!

Kiến trúc sư tư vấn:

Từ những thông tin cũng như yêu cầu ở trên của gia chủ, Kiến trúc sư đã đưa ra phương án tư vấn thiết kế nhà ống 4 tầng trên đất hẹp như sau: Chồng bạn sinh năm 1983 (Quý Hợi), thuộc Tây Tứ Mệnh, các hướng tốt sẽ là: Tây Nam, Tây Bắc, Tây & Đông Bắc.

Tầng 1: Bố trí khu vực để xe ở ngay lối cửa cổng, bên cạnh đó là tủ giày dép, giúp thuận tiện cho sinh hoạt cũng như tạo sự gọn gàng, ngăn nắp cho không gian sống. Để khắc phục hạn chế đất hẹp, KTS sẽ thiết kế kiểu cửa lùa hoặc đẩy ngang sang hai bên, nhằm giúp tận dụng diện tích một cách tối đa. Bước vào trong nhà là khu vực phòng khách và bếp ăn được bố trí liên thông với nội thất tiện nghi. Gầm cầu thang được tận dụng để bố trí phòng wc, giúp không gian thêm phần tiện ích mà vẫn gọn gàng.

Tầng 2: Thiết kế 2 phòng ngủ dành cho bà và bố mẹ ở hai bên, nhà vệ sinh và phóng tắm chung nằm giữa với các đồ dùng nội thất cơ bản.

Tầng 3: Đưa phòng ngủ của 2 con về hai bên và bố trí nhà vệ sinh chung ở giữa. Nội thất của hai phòng gồm có: giường nhỏ, kê gọn vào sát tường, bàn học, tủ sách và tủ quần áo. Các món đồ nội thất được sắp xếp khoa học, tạo ra không gian vui chơi thoải mái cho các con sửa nhà tập thể cũ.

Tầng 4: Thiết kế phòng thờ ở phía ngoài mặt tiền, đưa sân phơi về phía sau và đặt phòng giặt ở giữa.

Phía trước ngôi nhà được dành một không gian nhỏ để đỗ xe máy của gia đình

Phòng khách trong ngôi nhà ống 4 tầng được thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng

Khu vực bếp nấu được thiết kế hệ tủ lữu trữ gọn gàng trên tường, bếp chữ I nhỏ nhắn nhưng vẫn đảm bảo

Khu vực ăn uống được bố trí vào một góc sát tường với bộ bàn ăn màu trắng, chân gỗ gọn gàng,

Gầm cầu thang được thiết kế kệ ti vi kết hợp để đồ tiện dụng

WC nhỏ được thiết kế gọn gàng phía dưới gầm cầu thang

Phòng ngủ của bố mẹ được thiết kế hiện đại, trang nhã với gam màu trắng và xanh tím nhạt nhẹ nhàng

Phòng ngủ của con được thiết kế tràn ngập ánh tự nhiên với hệ cửa sổ kính lớn và những gam màu tươi sáng

Phòng tắm và vệ sinh thiết kế hiện đại với mảng ốp tường gạch hoa họa tiết đen - trắng nổi bật

Phòng ngủ thứ hai của con được sử dụng giường ngăn kéo thông minh, giúp tạo ra không gian vui chơi

Phòng thờ được thiết kế gọn về một góc nhà với lối bố trí trang nghiêm sửa nhà cũ

Sân thượng của ngôi nhà 4 tầng được thiết kế thành không gian thư giãn của gia đình

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Tư vấn hoàn thiện nội thất căn hộ 3 phòng ngủ với kinh phí 200 triệu đồng

 Hỏi: Vợ chồng tôi mới mua căn hộ cao cấp thuộc tòa chung cư ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) và muốn thiết kế nhà theo phong cách tối giản nhằm tạo không gian sống thoải mái, thoáng đãng, đồng thời giúp tiết kiệm kinh phí sửa nhà cũ.


Hiện trạng ban đầu là căn hộ bàn giao cơ bản với 3 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, tổng diện tích 147m2. Các phòng ngủ, phòng khách đều có logia riêng. Mong kiến trúc sư tư vấn phương án thiết kế nội thất phù hợp. Xin chân thành cảm ơn.

Dựa vào thông tin mà chủ nhà cung cấp cũng như phối cảnh 3D căn hộ 3 phòng ngủ, KTS. Nguyễn Quang Đạt nhận thấy căn hộ sở hữu khá nhiều lợi thế: Không gian sống rộng rãi, các phòng đều có logia riêng giúp lấy sáng tự nhiên tốt và đảm bảo thông gió, ngách hành lang cạnh bếp rất thích hợp để bố trí khu giặt, phơi nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên, phần đảo bếp ngăn cách giữa khu nấu nướng và khu vực ăn uống chưa phát huy được hết công dụng, đồng thời gây cản trở luồng giao thông trong nhà. Do vậy, KTS đề xuất phá bỏ phần đảo bếp để không gian liền mạch hơn.

Theo đúng tinh thần của phong cách tối giản, KTS tạo ra một không gian xuyên suốt và giản lược. Cụ thể, các khu vực tiếp khách, bếp và khu vực ăn uống đều được bố trí liên thông tạo thành không gian sinh hoạt chung liền mạch. KTS tiết giảm mọi nội thất trong nhà đều, chỉ giữ lại những món đồ, những vật dụng cần thiết. Vì thế, bất cứ món đồ nào hiện diện trong căn hộ cũng đều có công năng nhất định.

Nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời kiến tạo không gian sống thoải mái, KTS. Nguyễn Quang Đạt đề xuất sử dụng nội thất gỗ công nghiệp cao cấp. Tổng chi phí hoàn thiện căn hộ 3 phòng ngủ 147m2 khi sử dụng gỗ công nghiệp theo phương án thiết kế sẽ không vượt quá 200 triệu đồng.

Các khu vực sinh hoạt chung được bố trí liền mạch và xuyên suốt tạo sự thoải mái, thuận tiện cho các thành viên trong gia đình. Lối thiết kế này cũng góp phần khuyến khích mọi người tương tác, trò chuyện với nhau nhiều hơn sửa nhà cải tạo.

Nội thất trong nhà có dạng hình học đơn giản, gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo tính thoải mái về công năng. KTS bố trí tủ giày tích hợp gương soi ở cạnh lối vào để các thành viên trong gia đình có thể chỉnh trang diện mạo trước khi đi ra ngoài.

Thảm trải sàn cùng đèn trang trí có tác dụng phân cách ước lệ khu vực ăn uống với các khu vực khác trong không gian mở.

Bảng màu sắc được sử dụng trong căn hộ không nhiều, chủ yếu là trắng, màu gỗ tự nhiên và màu nâu kết hợp hài hòa với nhau. Bên cạnh đó, gia chủ nên lựa chọn một vài món đồ có màu sắc tươi sáng để không gian thêm phần sống động.

Sofa cùng gối tựa màu vàng tươi "mang nắng" vào khu vực tiếp khách, xua đi vẻ tẻ nhạt thường thấy của không gian tối giản.

Khu vực thờ tự được bố trí ở cạnh logia, thoáng đãng và yên tĩnh. Phần đảo bếp vướng víu đã được phá bỏ cho phép người nội trợ dễ dàng di chuyển, thao tác trong bếp sửa chung cư cũ.

Gia chủ có niềm đam mê với rượu ngoại, do vậy KTS thiết kế khá nhiều khu vực lưu trữ rượu.

Phòng ngủ master được ưu tiên về vị trí và diện tích. KTS sử dụng bộ đèn bàn màu hồng cùng cây xanh làm điểm nhấn cho không gian.

Hệ thống lưu trữ trong phòng chủ yếu là các kệ, bàn gắn tường vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm không gian.

Phòng ngủ master khá rộng nên KTS dành một phần diện tích để thiết kế phòng thay đồ. Rèm cửa hai lớp cho phép gia chủ điều tiết ánh sáng tùy theo nhu cầu.

KTS. Nguyễn Quang Đạt

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Ý tưởng thiết kế nội thất đẹp và tiện nghi cho căn hộ nhỏ dưới 40m2

 Nhỏ gọn nhưng tiện nghi và ấm cúng, cả ba căn hộ dưới đây là minh chứng cho thấy rằng bạn vẫn có thể sống thoải mái bất chấp diện tích hạn chế.


Một căn hộ nhỏ về diện tích không đồng nghĩa là nó sẽ kém tiện nghi, thiếu phong cách. Căn hộ 33m2 này được trang bị một chiếc sofa êm ái màu xám, phía trên là những chiếc gối tựa phối màu màu trắng - đen thời thượng cải tạo nhà tập thể trọn gói.

Bàn tròn nhỏ xinh là nơi đặt đồ uống, vài ba cuốn sách hay những đồ dùng lặt vặt khác. Tủ tivi được đẩy cách xa tường hình thành hành lang mở rộng dẫn từ lối vào tới góc ăn uống và bếp. Lối đi này cũng có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn tivi đối với căn phòng cạnh đó. Cửa gió lá sách được sơn màu xanh nhạt tạo sự kết nối nhẹ nhàng với cây nội thất trong phòng.

Các điểm nhấn bằng gỗ sáng màu hiện diện xuyên suốt ngôi nhà nhỏ, làm ấm không gian màu trắng chủ đạo.

Việc kéo tủ tivi gần sofa còn có tác dụng tạo sự tách biệt đáng kể giữa phòng khách với phòng ăn.

Bộ bàn ghế ăn được đặt sát tường nhằm tiết kiệm diện tích sàn mà vẫn đảm bảo thoải mái cho bốn người ngồi.

Bàn trắng ghép đôi cùng những chiếc ghế màu xám tạo sự tương phản nhẹ nhàng nhưng không kém phần cá tính.
góc thư giãn

Không gian hành lang được tận dụng tối đa để lưu trữ bằng cách lắp đặt thêm hệ tủ, móc treo quần áo và giá treo xe đạp.
tấm gương

Bàn bếp làm từ gỗ tự nhiên nổi bật trên hệ tủ trắng. Tường bếp ốp gạch họa tiết hình học tinh tế làm tăng thêm vẻ hấp dẫn cho không gian nấu nướng.

Góc nghỉ ngơi ấm cúng được trang trí với gam màu xám nhạt cùng nội thất màu trắng nên không hề bí bách cải tạo chung cư trọn gói.

Giường ngủ đôi nằm vừa vặn bên trong góc tường, nhường không gian cho bàn làm việc.

Khi mở cửa tối đa, phòng ngủ giống như một thể thống nhất với phòng khách.

Diện tích hạn chế không cho phép thiết kế phòng giặt là riêng biệt. Do vậy chủ nhà đã tìm cách bố trí máy giặt bên trong phòng tắm.
nội thất gố đẹp

Hãy cùng ghé thăm căn hộ nhỏ 38m2 ở Lviv (Ukraine). Ở đây, góc làm việc được phân tách với phòng ngủ bằng vách kính khung thép. Bức tường màu xanh mòng két trở thành phông nền hoàn hảo cho góc làm việc, đồng thời có tác dụng phân chia không gian một cách ước lệ.
thảm khu vực

Những tấm thảm giúp xác định ranh giới cho từng khu vực chức năng và cũng có tác dụng làm tăng thêm vẻ sang trọng, ấm áp cho không gian sống.

Hệ tủ chạy dọc theo bức tường cung cấp không gian lưu trữ rộng rãi cho căn hộ nhỏ.

Bức tường ốp gỗ ở ngay lối vào được gắn kệ và móc treo quần áo. Phía dưới là băng ghế ngồi đi giày.

Ngay cạnh sofa là góc ăn uống xinh xắn với bức tường vàng nổi bật. Chiếc đèn thả trần tròn mô phỏng lại hình dạng của đường cut-out trên bức tường thể hiện sự gắn kết mật thiết của không gian sửa nhà cũ.

May

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Tận dụng sức mạnh của không gian âm trong thiết kế nội thất

 Là người quan tâm đến thiết kế nội thất, chắc hẳn bạn đã đôi lần nghe về cụm từ “không gian âm”. Chỉ cần một khoảng không gian âm trong nhà cũng đủ tạo nên sự khác biệt rõ rệt. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của không gian âm cũng như cách sử dụng nó sao cho hiệu quả? sửa chữa cải tạo chung cư cũ


Trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế, không gian âm (negative space) được định nghĩa là một khoảng trên tờ giấy hoặc trên bức tranh mà không có bất cứ họa tiết hay nội dung nào cả. Không gian âm ở đây có nhiệm vụ tạo ra sự cân bằng và đối xứng trong thiết kế, đồng thời tập trung thị giác vào tiêu điểm của thiết kế.

Tương tự, trong thiết kế nội thất, không gian chính là những chỗ trống trong nhà, nơi không có thiết kế, không được trang trí, không có bất cứ vật dụng hay đồ nội thất nào. Nếu ví nội thất là cái hồn của cả căn nhà bởi nó kiến tạo những giá trị thẩm mỹ và đặc trưng riêng thì không gian âm lại tạo ra khoảng thở, nơi các hoạt động và mọi kích thích thị giác đều dừng lại, cho con người cơ hội để chiêm nghiệm và lấy lại cân bằng.

Có thể thấy rằng, không gian âm giúp chúng ta tạo nên những đường nét thiết kế rõ ràng, khơi gợi sự tò mò và gây ấn tượng cho những vị khách đến thăm nhà. Không gian âm cũng được dùng như công cụ hướng mắt người xem tới những vị trí mà bạn muốn. Hãy chọn một thành phần hoặc một loại thiết kế làm tâm điểm và sử dụng không gian âm ở xung quanh để điều hướng mắt lên điểm chính của thiết kế.

Trong căn phòng trên đây, vùng không gian âm đảm bảo rằng bộ bàn ăn cùng đèn trần trang trí luôn chiếm giữ vị trí trung tâm và nổi bật so với tổng thể mà không bị bất cứ vật dụng nào xung quanh lấn át.
Nếu có nhiều hơn một tiêu điểm trong một căn phòng, cần cân nhắc xem bạn có thể kết nối những khoảng nào với nhau. Tiếp đến, hãy móc xích chúng lại và tạo ra những không gian âm phù hợp cải tạo nhà tập thể cũ.

Khi thiết kế nội thất, sử dụng càng ít màu sắc, vật dụng và nội thất thì giá thành càng rẻ. Như vậy, không chỉ nhấn mạnh tiêu điểm của thiết kế, không gian âm còn có một điểm cộng nhỏ là giúp gia chủ tiết kiệm một khoản kinh phí khi thiết kế nội thất nhà.

Cần nhìn nhận không gian âm trên quan điểm thẩm mỹ. Cụ thể, thiết kế là sự tổng hòa mọi yếu tố mà chúng ta đưa vào không gian và cả những yếu tố mà chúng ta quyết định lược bỏ. Việc đưa không gian âm với mức độ vừa đủ vào thiết kế có tác dụng tạo sự cân bằng hoàn hảo cho mọi không gian.

Mỗi không gian lại có thiết kế khác nhau, do vậy cách tạo ra không gian âm cần hết sức linh hoạt mà không tuân theo một công thức cố định nào. Tuy nhiên, vẫn có một vài quy tắc chung giúp bạn ứng dụng không gian âm dễ dàng hơn. Khi bài trí các phòng trong nhà, hãy ghi nhớ những điều sau:

Bạn có từng thắc mắc lý do các nhà thiết kế nội thất thường chừa lại một khoảng trống phía trên tủ bếp mà không mở rộng tủ bếp lên kịch trần? Nguyên nhân là bởi không gian phía trên tủ bếp ít khi được sử dụng vì nó không thiết thực và vượt quá tầm với của nhiều người. Nhưng đó chưa phải là lý do duy nhất. Khoảng không gian này khi bị lấp đầy quá mức sẽ khiến căn phòng trở nên ngột ngạt và bừa bộn hơn. Bằng cách để lại khoảng trống trên tủ bếp, bạn đã mang lại cho căn phòng một chút "không gian thở" và phát huy các khía cạnh thiết kế khác trong căn phòng.

Rõ ràng, không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng tất cả bộ bàn ghế trong phòng khách hay hai lớp rèm của cửa sổ. Hãy ghi nhớ phương châm: Càng ít thì càng nhiều (less is more) trong thiết kế nội thất. Bằng cách lược bỏ chiếc bàn phụ trong bộ bàn ghế tiếp khách hoặc chỉ sử dụng một lớp rèm cửa, không gian sống của bạn sẽ thoáng đãng, sáng sủa, luồng giao thông trong phòng cũng được định hình rõ hơn. Khi đó, bạn và các vị khách có thể dễ dàng di chuyển trong phòng mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Thêm một mẹo để đưa không gian âm vào thiết kế là tận dụng hiệu ứng bất đối xứng. Thông thường, não bộ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi tiếp nhận những không gian mang tính đối xứng. Nghĩa là, trong thiết kế, các vật thể được "nhân đôi" qua trục trung tâm, thể hiện sự trật tự, tính ổn định và yên bình. Tuy nhiên, đừng ngần ngại sử dụng lối thiết kế bất đối xứng để mang lại cảm giác sinh động, tràn đầy năng lượng cho căn phòng tĩnh lặng thiết kế homestay.

Không gian âm tăng cường các yếu tố tích cực có sẵn trong ngôi nhà bằng cách loại bỏ sự phân tâm và nhấn mạnh vào những thứ mà bạn muốn “khoe” ra. Chẳng hạn, một bức tường rộng lớn sẽ gây được ấn tượng khi có một hoặc hai bức tranh nghệ thuật ở chính giữa hơn là treo tranh kín toàn bộ tường