Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Chủ nghĩa thô mộc Brutalism trong thiết kế nội thất

 Hiện diện ở các trường học, nhà thờ, thư viện, nhà hát và các dự án cộng đồng, Brutalism thường gắn liền với hình ảnh đô thị thế kỷ 20 đậm lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Do nhu cầu xây dựng tăng cao sau Thế chiến II, Brutalism xuất hiện khắp thế giới, đặc biệt là ở vương quốc Anh và những nước Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội, nơi chúng được ứng dụng rộng khắp để tạo nên kiến trúc quốc gia mới cải tạo nhà tập thể.


Khi đó, các kiến trúc sư và các nhà xây dựng đã tìm cách thể hiện cảm giác mạnh mẽ thông qua các thiết kế giống như pháo đài, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp kém hoàn hảo của các vật dụng thủ công.

Thậm chí, nhiều kiến trúc sư lựa chọn phong cách Brutalism ngay cả khi họ có nguồn ngân sách lớn bởi đánh giá cao tính chất nghệ thuật điêu khắc, cấu trúc giàu tính sáng tạo và "tính trung thực" của chủ nghĩa này. Nên nhớ rằng, Brutalism không xuất phát từ nghĩa tàn bạo – brutal (tiếng Anh) mà có nguồn gốc từ béton brut (tiếng Pháp) nghĩa là bê tông thô – một vật liệu đặc trưng của chủ nghĩa này.

Trong thiết kế kiến trúc, chủ nghĩa thô mộc thể hiện ở việc mọi công trình đều giống như một tổ hợp khối, hình thành từ những khối công năng nhỏ hơn. Từng bộ phận công năng đều phù hợp với tính thẩm mỹ chung và bố cục của cả công trình. Do vậy, dễ nhận thấy, phong cách kiến trúc thô mộc luôn bộc rõ tính công năng trên giải pháp cấu trúc xây dựng.

Sử dụng các vật liệu tự nhiên như bê tông, đá, kính, thép, đồng làm nội thất và các điểm nhấn kiến trúc. Toàn bộ vật liệu thường được giữ nguyên màu sắc, kết cấu bề mặt mà không sử dụng các lớp hoàn thiện hay giấy dán tường. Dễ thấy nhất là sự hiện diện của quầy bếp bê tông, mặt bàn bằng đá hoặc bê tông cải tạo nhà cũ.

Hình khối mộc mạc, gợi nhớ lại những công trình mang hình thức về năng lượng từ thế kỷ 19 của nước Anh với kiểu dáng thanh lịch, đơn giản mà chân thực, tuyệt đối không chứa đựng sự che đậy, giả tạo.
Không sử dụng các chi tiết trang trí. Mọi vật dụng trong nhà phải bộc lộ rõ tính chất công năng của nó. Phong cách thô mộc bỏ qua mọi chi tiết trang trí, các đường nét cầu kỳ trong tất cả các khía cạnh của thiết kế, từ tay nắm tủ, núm, gờ tường, phào chỉ trần nhà… Thậm chí đèn trang trí, chiếu sáng cũng được giản lược tối đa mà chỉ giữ lại những gì thật sự cần thiết.

Có thể thấy rằng, phong cách Brutalism phù hợp với những người yêu vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc, đường nét chắc chắn, mạnh mẽ, mang hơi hướng kỹ thuật. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phong cách thiết kế hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ mộc mạc thì phong cách Brutalism chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Chủ nghĩa tối giản Minimalism và chủ nghĩa thô mộc Brutalism có một vài điểm chung, đó là cùng hướng tới thiết kế chân thực. Những đường nét gọn gàng, các chi tiết kiến trúc lộ thiên, bỏ qua vật liệu hoàn thiện… đều phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa này.

Trong thiết kế nội thất, cố gắng giữ trần nhà thô mộc với hệ thống dầm gỗ tự nhiên được đặt cách nhau một khoảng đều nhau. Tường có thể sáng màu nhưng không nên sơn hoàn thiện mà giữ nguyên kết cấu bề mặt để tăng vẻ đẹp tự nhiên và mộc mạc nhất. Bố cục không gian phải cực kỳ rõ ràng, khoa học, vuông vắn và đầy đủ, đem đến sự tiện nghi và nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian sinh hoạt của gia đình cải tạo chung cư cũ.

Chủ yếu vay mượn tính thẩm mỹ từ quá trình thi công các tòa nhà và các cấu trúc cơ bản của công trình, Brutalism sử dụng các hình khối và luôn chung thủy với các đường nét dạng hình học. Thiết kế nội thất chuẩn phong cách Brutalism nên tiết chế đồ nội thất trang trí, chỉ sử dụng những món đồ nội thất mang hình khối hình học, thiết kế chắc chắn, mạnh mẽ với độ bền cao để tạo sự yên tâm cho người sử dụng.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Ý tưởng thiết kế căn hộ tối giản cho gia đình có trẻ nhỏ

Phong cách tối giản trở thành lựa chọn của những gia đình trẻ bởi đáp ứng được hầu hết những yêu cầu về công năng, tính tiện nghi và sự thoải mái, đồng thời tạo ra không gian rộng rãi để trẻ nhỏ có thể chạy nhảy, chơi đùa cải tạo nhà tập thể đẹp.

Là minh chứng điển hình cho phong cách nội thất tối giản, căn hộ trên đây được thiết kế đẹp mắt, cá tính và rất gọn gàng. Không gian sinh hoạt chung rộng mở trở thành nơi lý tưởng để những đứa trẻ có thể thỏa thích chạy nhảy, vui đùa. Nội thất có các đường bo tròn, vát cạnh để giảm thiểu những mối nguy hại cho trẻ. Mọi không gian trong nhà đều được tận dụng tối đa thông qua lối thiết kế tối giản. Nhờ vậy, các thành viên trong gia đình sẽ dễ dàng nhìn thấy nhau và tương tác với nhau nhiều hơn.

Mặc dù các bức tường đều để trống nhưng không vì thế mà căn phòng trở nên nhàm chán hay đơn điệu. Sự kết hợp màu sắc và kết cấu bề mặt phong phú biến bức tường thành một chi tiết trang trí mang tính thẩm mỹ cao.

Tuân theo đúng triết lý tối giản, phòng ăn được thiết kế gọn gàng và không có bất cứ chi tiết thừa nào. Khi đó, việc dọn dẹp cũng trở nên dễ dàng hơn.

Đèn tròn thả trần gia tăng chiều sâu cho căn phòng. Nó cũng đóng vai trò như một chi tiết trang trí cho không gian tối giản sửa chung cư cũ.

Nhằm bù đắp lại sự thiếu hụt các khoảng sân vườn thoáng đãng trong căn hộ chung cư, ban công nhỏ trở thành nơi để các thành viên trong gia đình thành hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn khung cảnh tươi xanh.

Bàn học thoáng đãng cạnh khung cửa sổ là nơi lý tưởng để chủ nhà làm việc hay hướng dẫn các con học bài.

Góc thư giãn êm ái là nơi để mọi người có thể thả lỏng bản thân và dành thời gian bên nhau nhiều hơn.

Phòng ngủ master cực kỳ thoải mái và ngập tràn ánh sáng nhờ dải đèn LED chạy dọc theo bảng đầu giường.

Ghế lounge hiện đại cho phép chủ nhà thư giãn sau một ngày dài hay ngồi ngắm nhìn khung cảnh thành phố.

Dù tuân theo lối thiết kế tối giản nhưng phòng ngủ trên đây lại cực kỳ nữ tính. Đồ chơi hoạt hình cỡ lớn và hệ tủ màu hồng nhạt biến nơi đây thành thiên đường trong mơ của mọi bé gái sửa nhà cũ.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Đưa phong cách chuyển tiếp tinh tế vào không gian sống

 Trong khi phong cách truyền thống và đương đại tồn tại nhiều yếu tố đối lập nhau thì phong cách chuyển tiếp tạo ra sự cân bằng hoàn hảo giữa hai phong cách này. Bằng cách dung hòa giữa cũ và mới, sử dụng những đường nét đơn giản, màu sắc trung tính, phong cách chuyển tiếp phù hợp với những ai yêu thích những nét đẹp truyền thống nhưng vẫn muốn sống trong một không gian tiện nghi, đủ đầy sửa nhà tập thể.


úng như tên gọi, phong cách chuyển tiếp trong thiết kế nội thất là sự kết hợp, giao thoa giữa hai phong cách đối lập nhau – truyền thống và đương đại. Đôi khi, phong cách chuyển tiếp còn được coi là bản nâng cấp của phong cách truyền thống bởi nó đóng vai trò trung gian, sử dụng những điểm mạnh của cả hai phong cách truyền thống và đương đại nhằm tạo nên một thiết kế cân bằng, tinh tế phù hợp với sở thích, nhu cầu và phong cách sống đa dạng của các thành viên trong gia đình.

Phong cách chuyển tiếp gắn kết mật thiết với sự tối giản hóa, thể hiện ở màu sắc sử dụng. Bức tường sơn màu đen, xám, be, cát, trắng ngà là phông nền hoàn hảo tôn lên vẻ đẹp của vật dụng và đồ trang trí. Những màu sắc khác chỉ nên sử dụng cho những vật dụng, đồ trang trí có kích thước nhỏ.

Phòng khách thuộc căn hộ ở thành phố New York trên đây sử dụng sắc xám rất nhạt làm gam màu chủ đạo, giúp phản chiếu lại ánh sáng tự nhiên, đồng thời tôn lên vẻ đẹp của sofa và ghế tựa cải tạo nhà cũ.

Tuy nhiên, màu sắc chủ đạo trong không gian chuyển tiếp còn tùy thuộc vào bầu không khí mà bạn muốn tạo nên cho căn phòng. Để tạo sự tinh tế cho không gian mang phong cách chuyển tiếp, hãy sử dụng khoảng 4 đến 5 tông màu của cùng một sắc thái hoặc tạo sự ấn tượng với những gam màu tối, u ám hơn nhưng vẫn phải duy trì tính nhất quán cho không gian nội thất.

Thiết kế nội thất chuyển tiếp là sự pha trộn đầy ngẫu hứng giữa nhiều yếu tố khác nhau theo một cách có chủ đích. Không quá bề thế, chạm trổ cầu kỳ như phong cách cổ điển nhưng cũng không quá tối giản như phong cách đương đại mà nội thất phong cách chuyển tiếp có kích thước vừa phải với những đường cong nhẹ nhàng, đơn giản trên hình dáng cổ điển, kết hợp cùng các vật liệu đương đại như kim loại, gỗ, kính cùng điểm nhấn bằng vàng, đồng. Ý tưởng này nhằm làm cho căn phòng không quá cứng nhắc, cũng không quá điệu đà để đáp ứng nhu cầu và gu thẩm mỹ đa dạng của các thành viên trong gia đình.

Phong cách chuyển tiếp trở nên phổ biến một phần là nhờ sự kết hợp hiện đại của các đồ đạc. Khi ứng dụng phong cách này, bạn có thể kết hợp lụa, lanh, lông thú, da lộn… với những món đồ làm từ đồng, nhôm, đá granite… Chính sự kết hợp độc đáo này sẽ giúp không gian trở nên hấp dẫn và ấm cúng hơn.

Phong cách chuyển tiếp sử dụng gam màu trung tính chủ đạo và lối bài trí hết sức đơn giản, do vậy, điểm nhấn của không gian nằm ở chính phụ kiện trang trí. Hãy lựa chọn những món đồ táo bạo để tạo sự hấp dẫn trực quan cho căn phòng mà không phá vỡ tính thống nhất của tổng thể. Phụ kiện trang trí ở đây có thể là một bình hoa cắm trên cửa sổ hay những bức ảnh gia đình đóng khung gỗ hoặc khung màu bạc. Những vật dụng mang tới sự thoải mái, thân thiện như thảm, gối tựa và chăn cũng được đánh giá cao. Các họa tiết hình học đơn giản, đương đại trên những vật dụng này khiến không gian thêm phần tươi vui, sống động và chào đón hơn sửa chung cư cũ.

Thông thường, phong cách nội thất chuyển tiếp có xu hướng tôn vinh sự bất định và lối trang trí công phu. Tuy nhiên, với cửa sổ, hãy thiết kế càng đơn giản càng tốt. Chỉ với một tấm rèm trong suốt hay rèm làm từ những chất liệu mỏng kết hợp cùng thanh treo và dây kéo đơn giản là đủ.

Tạo nên không gian chuyển tiếp hài hòa, mang tính gắn kết cao thực sự là một thách thức với bất cứ ai. Dưới đây là một vài ý tưởng giúp bạn dễ dàng ứng dụng phong cách chuyển tiếp cho ngôi nhà thân yêu của mình.

Như đã đề cập trước đó, ngôi nhà mang phong cách chuyển tiếp là sự pha trộn, cóp nhặt những gì tốt nhất từ hai phong cách truyền thống và đương đại. Chúng ta có vô vàn lựa chọn cho phòng khách, chẳng hạn như một chiếc ghế với thiết kế độc đáo, họa tiết lạ mắt, những bức tranh nghệ thuật cho tới những tác phẩm điêu khắc với đủ mọi chủ đề với kích cỡ khác nhau.

Bí quyết ở đây là luôn giữ cho mọi thứ được cân bằng và đồng bộ với nhau. Một yếu tố quan trọng khác là đảm bảo rằng những nội thất trong phòng có sự tương đồng về kích cỡ, bàn và ghế phải có cùng tỷ lệ để đảm bảo sự hài hòa cho tổng thể chung