Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Tận dụng sức mạnh của không gian âm trong thiết kế nội thất

 Là người quan tâm đến thiết kế nội thất, chắc hẳn bạn đã đôi lần nghe về cụm từ “không gian âm”. Chỉ cần một khoảng không gian âm trong nhà cũng đủ tạo nên sự khác biệt rõ rệt. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của không gian âm cũng như cách sử dụng nó sao cho hiệu quả? sửa chữa cải tạo chung cư cũ


Trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế, không gian âm (negative space) được định nghĩa là một khoảng trên tờ giấy hoặc trên bức tranh mà không có bất cứ họa tiết hay nội dung nào cả. Không gian âm ở đây có nhiệm vụ tạo ra sự cân bằng và đối xứng trong thiết kế, đồng thời tập trung thị giác vào tiêu điểm của thiết kế.

Tương tự, trong thiết kế nội thất, không gian chính là những chỗ trống trong nhà, nơi không có thiết kế, không được trang trí, không có bất cứ vật dụng hay đồ nội thất nào. Nếu ví nội thất là cái hồn của cả căn nhà bởi nó kiến tạo những giá trị thẩm mỹ và đặc trưng riêng thì không gian âm lại tạo ra khoảng thở, nơi các hoạt động và mọi kích thích thị giác đều dừng lại, cho con người cơ hội để chiêm nghiệm và lấy lại cân bằng.

Có thể thấy rằng, không gian âm giúp chúng ta tạo nên những đường nét thiết kế rõ ràng, khơi gợi sự tò mò và gây ấn tượng cho những vị khách đến thăm nhà. Không gian âm cũng được dùng như công cụ hướng mắt người xem tới những vị trí mà bạn muốn. Hãy chọn một thành phần hoặc một loại thiết kế làm tâm điểm và sử dụng không gian âm ở xung quanh để điều hướng mắt lên điểm chính của thiết kế.

Trong căn phòng trên đây, vùng không gian âm đảm bảo rằng bộ bàn ăn cùng đèn trần trang trí luôn chiếm giữ vị trí trung tâm và nổi bật so với tổng thể mà không bị bất cứ vật dụng nào xung quanh lấn át.
Nếu có nhiều hơn một tiêu điểm trong một căn phòng, cần cân nhắc xem bạn có thể kết nối những khoảng nào với nhau. Tiếp đến, hãy móc xích chúng lại và tạo ra những không gian âm phù hợp cải tạo nhà tập thể cũ.

Khi thiết kế nội thất, sử dụng càng ít màu sắc, vật dụng và nội thất thì giá thành càng rẻ. Như vậy, không chỉ nhấn mạnh tiêu điểm của thiết kế, không gian âm còn có một điểm cộng nhỏ là giúp gia chủ tiết kiệm một khoản kinh phí khi thiết kế nội thất nhà.

Cần nhìn nhận không gian âm trên quan điểm thẩm mỹ. Cụ thể, thiết kế là sự tổng hòa mọi yếu tố mà chúng ta đưa vào không gian và cả những yếu tố mà chúng ta quyết định lược bỏ. Việc đưa không gian âm với mức độ vừa đủ vào thiết kế có tác dụng tạo sự cân bằng hoàn hảo cho mọi không gian.

Mỗi không gian lại có thiết kế khác nhau, do vậy cách tạo ra không gian âm cần hết sức linh hoạt mà không tuân theo một công thức cố định nào. Tuy nhiên, vẫn có một vài quy tắc chung giúp bạn ứng dụng không gian âm dễ dàng hơn. Khi bài trí các phòng trong nhà, hãy ghi nhớ những điều sau:

Bạn có từng thắc mắc lý do các nhà thiết kế nội thất thường chừa lại một khoảng trống phía trên tủ bếp mà không mở rộng tủ bếp lên kịch trần? Nguyên nhân là bởi không gian phía trên tủ bếp ít khi được sử dụng vì nó không thiết thực và vượt quá tầm với của nhiều người. Nhưng đó chưa phải là lý do duy nhất. Khoảng không gian này khi bị lấp đầy quá mức sẽ khiến căn phòng trở nên ngột ngạt và bừa bộn hơn. Bằng cách để lại khoảng trống trên tủ bếp, bạn đã mang lại cho căn phòng một chút "không gian thở" và phát huy các khía cạnh thiết kế khác trong căn phòng.

Rõ ràng, không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng tất cả bộ bàn ghế trong phòng khách hay hai lớp rèm của cửa sổ. Hãy ghi nhớ phương châm: Càng ít thì càng nhiều (less is more) trong thiết kế nội thất. Bằng cách lược bỏ chiếc bàn phụ trong bộ bàn ghế tiếp khách hoặc chỉ sử dụng một lớp rèm cửa, không gian sống của bạn sẽ thoáng đãng, sáng sủa, luồng giao thông trong phòng cũng được định hình rõ hơn. Khi đó, bạn và các vị khách có thể dễ dàng di chuyển trong phòng mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Thêm một mẹo để đưa không gian âm vào thiết kế là tận dụng hiệu ứng bất đối xứng. Thông thường, não bộ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi tiếp nhận những không gian mang tính đối xứng. Nghĩa là, trong thiết kế, các vật thể được "nhân đôi" qua trục trung tâm, thể hiện sự trật tự, tính ổn định và yên bình. Tuy nhiên, đừng ngần ngại sử dụng lối thiết kế bất đối xứng để mang lại cảm giác sinh động, tràn đầy năng lượng cho căn phòng tĩnh lặng thiết kế homestay.

Không gian âm tăng cường các yếu tố tích cực có sẵn trong ngôi nhà bằng cách loại bỏ sự phân tâm và nhấn mạnh vào những thứ mà bạn muốn “khoe” ra. Chẳng hạn, một bức tường rộng lớn sẽ gây được ấn tượng khi có một hoặc hai bức tranh nghệ thuật ở chính giữa hơn là treo tranh kín toàn bộ tường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét